Sau trận chiến công chiếm đảo 3 4 không thành công thì tinh thần quân Hán cực kì sa sút bởi việc tổn hao từ binh tới tướng đặc biệt mất 1 viên tướng chỉ huy cao cấp là tướng Thanh Châu.
Đứng trước tính trạng này, tướng Phúc Châu cùng chúng tướng quyết định mạo hiểm.
Hắn với các tướng trong cuộc họp: Ta quyết định sẽ triển khai 1 trận chiến duy nhất cũng như cuối cùng tại đây!
Hắn nói tiếp: ta muốn dồn toàn bộ công chiếm 2 đảo này chỉ trừ lại 2000 quân giằng co với địch tại đảo lớn Di Châu.
Hắn lại quay sang viên quan văn thư kí di theo hỏi: Hiện tại, quân ta còn bao nhiêu người có thể tham chiến?
Viên thư kí trả lời: Thưa tướng quân! Toàn bộ quân ta có tổng khoảng 8 vạn quân có thể tham chiến.
Tướng Phúc Châu gật đầu nói: Qua mấy lâu này chúng ta rút được ra nhiều cách để ứng phó với bom lửa của chúng rồi, các ngươi hãy trở về cùng quân lính chuẩn bị bùn đất cùng cát để chuẩn bị d·ập l·ửa. Những quả bom kia chỉ nổ khi có lửa đốt mà thôi.
Chúng tướng đứng dậy: tuân lệnh!
Sau đó, toàn bộ trở về doanh trướng của mình điều động, tận dụng 2 ngày nghỉ nơi này dể chuẩn bị tốt nhất bởi họ biết trận chiến này nếu không thắng thì tất phải bại thậm chí không chỉ mất chức quan mà còn có thể vong mạng.
Lúc này, quân Hán toàn bộ tỏa đi những đảo có thể tới được liên tục thu gom bùn, cát, lá khô,…
Tất cả những thứ đó đem về sau đó lại ngâm với nước để khó bị đốt hơn.
Bởi nếu như gặp bom rải xuống thì có thể dùng bùn trộn lá ướt mà đắp lên để tránh nó cháy, còn nếu gặp dầu lửa cháy tới thì lại dùng cát để lấp lại thì lửa cũng sẽ bị dập tắt, riêng cát này sẽ không được ngâm nước mà để thật khô.
Bên phía quân Việt thấy quân Hán tạm rút lui lại, sau đó liên tục 2 ngày không có động tĩnh gì.
Không khí 2 ngày này thật yên ả nhưng thân làm tướng ở đây thì Tuấn đều biết rằng đó chỉ là bình yên trước cơn dông bão mà thôi.
Vì thế nên Hùng đã chỉ đạo cho quân dưới trướng chuẩn bị thật nhiều công cụ phòng ngự.
Từ những tảng đá tới, khúc gỗ lớn, gạch, nước phân đều đã vào vị trí.
Thậm chí, Tuấn còn cho q·uân đ·ội sắp đặt thật nhiều bẫy chông ở phía trước 2 mặt nam bắc để cản chân chúng phần nào.
Tác dụng của bẫy chông này rất đơn giản khi mà dẫm vào thì lập tức sẽ bị ngạnh của nó giữ lại mà khó có thể rút ra, nếu rút ra thì lại 1 lần nữa chịu bị tương do ngạnh trên mũi chông cắt vào như vậy không những tiêu hao sinh lực địch mà còn khiến địch mất thêm người để kéo tên dẫm chông kia lên.
Riêng về tác dụng của nước phân thì không cần bàn tới rồi, ở mặt 2 biên gần như cần rất ít người bởi nước phân dội xuống nơi nào thì nơi đó sẽ không thể leo lên được nữa, ngoài sát thương về bên ngoài da thì chúng còn là v·ũ k·hí gây sát thương ám ảnh tới cả đời của 1 binh sĩ tham gia vậy.
Phía 2 mặt bắc nam do có địa hình dốc ít hơn nên Tuân cho quân xây dựng những địa hình cũng như sắp đặt những đường đi để cản chân quân Hán nhằm khiến quân Hán phải tập trung đi trên 1 đường.
Phía trước những con đường đó là 1 lượng lớn máy bắn đá, máy bắn bom, bắn dầu cũng như sàng nỏ, cương nỏ được sắp đặt sẵn.
Vói mục đích rõ ràng khi chúng tiến nhập vào khu vực này thì lập tực sẽ bị dọn sạch sẽ không còn 1 tên.
Ngoài ra, trên đường còn sắp đặt nhiều vật sắc nhọn để chúng khi di chuyển sẽ b·ị t·hương.
Lại nhiều điểm trên đường cũng như xung quanh còn được chôn khá nhiều thuốc nổ đen ở dưới và đã để sẵn nhiều mảnh kim loại, mảng đá… nhằm tăng sát thương.
Ngoài những sắp đặt ở vị trí cố định này, Tuấn còn sắp đặt những đội cung thủ ở nhiều vị trí cũng như trường thương binh nằm ở vị trí sau cùng để sẵn sàng cơ động khi bộ binh quân Hán áp sát cung thủ Việt thì trường thương binh sẽ lên trước mà chặn lấy bộ binh Hán, tạo khoảng cách cho cung binh Việt lùi ra sau cũng như tiếp tục xạ tiễn.
Với trang bị tiêu chuẩn của bộ binh tuy không được đầy đủ như quân chính quy ở trong nước nhưng họ vẫn có được gồm: trường thương binh trang bị dây mây phơi khô cùng nón cũng được làm từ khung tre và dây mây, chân đi giày bên ngoài là lớp cỏ, bên trong tất cả đều mặc đồ da.
Như vậy trường thương binh có thể tránh được những mũi tên đồng của quân Hán bởi 2 lớp như vậy mũi tên đồng mạnh nhất cũng chỉ có thể tạo được v·ết t·hương nhỏ trên người mà thôi, trừ trường hợp mũi tên rơi vào chỗ yếu hại.
Riêng cung binh cùng nỏ binh thì chỉ trang bị là cung hoặc nỏ cùng với áo vải cùng giày da bình thường mà thôi bởi họ gần như sẽ không gặp nguy hiểm nhiều trong trận chiến.
Về phần đao binh thì không được Tuấn tổ kiến bởi đao binh chỉ thích hợp trong trường hợp đánh cận chiến cũng như đao binh là hình thức tranh đấu mãnh liệt lấy mạng đổi mạng.
Do đó với binh lực chỉ bằng 1 phần 20 so với đối phương nếu muốn lấy mạng đổi thì không đủ nhét kẽ răng cho quân Hán.
Ngoài cung binh cùng trường thương binh thì Tuấn còn xây dựng 2 điểm phòng thủ dành cho pháo binh của nước Việt.
Nói pháo binh cho sang mồm thôi nhưng thực tế đó là máy bắn đá cùng máy bắn bom, bắn lửa, trọng tiễn.
Đây là những v·ũ k·hí có tính sát thương cao, khó di chuyển nhưng tầm bắn lại cực lớn cũng như là sức mạnh thực sự của quân Việt.
Vì thế 2 đơn vị pháo binh này được bố trí ở trên 2 quả đồi cao mà tại đây chỉ cần xoay hướng phảo thì có thể t·ấn c·ông tới bất cứ vị trí nào của chiến trường.
Điều đặc biệt của đảo 3,4 là 2 đảo này đã được nối liền với nhau bằng cây cầu được thiết kế tương tự cầu dây văng, chịu lực cho cây cầu là lượng lớn dây thừng được quấn cùng thép để gia cố kéo từ 2 trụ cao 2 bên cầu. Với tải trọng có thể chịu được 1 tấn cũng đủ cho nhiều người cùng vật tư đi qua.
Ở phía dưới cây cầu là thủy đội của quân Việt tụ tập ở đây, tại đây cũng có con đường đi l·ên đ·ỉnh bằng thang dây như vậy có thể liên kết toàn bộ đội ngũ cùng với nhau.
Về thực phẩm trên đảo thì không thiếu bởi quân Việt tại Di Châu cực kì giàu có nhờ những lần trao đổi trước mang về cực nhiều lúa gạo cùng với gia súc.
Lúc này, lượng lớn lương thực đã được để sẵn trên các thuyền lương ở dưới bao gồm thịt khô, gạo, trâu bò, lợn còn sống.
Nếu như doanh trại nào lấy lương thực thì chỉ cần đơn giản là từ lương thuyền ở dưới buộc vào giá chuyển hàng mà ở trên đỉnh này cầm lấy đầu dây, sử dụng ròng rọc dễ dàng kéo lên mà không cần tốn nhiều sức.
Đối với quân Việt đang sung sức vì được nghỉ ngơi cũng như ăn uống đầy đủ thì quân Hán lại ngược lại, mặc dù trước đó lương bị giảm 1 nửa cùng với trận phá lương của Chiến, Thắng nhưng quân số cũng giảm 1 nửa thì số lương đó lại đủ cho 2 tháng đánh trận.
Thế nhưng sau lần đại chiến cứt trước đó thì gần như số lương lại bị hủy đi gần hết chỉ đủ chi nửa tháng lương với 8 vạn quân mà thôi.
Vì thế nên tướng Phúc Châu trong 2 ngày nghỉ cũng chỉ cấp 1 nửa suất lương mỗi lính nhằm đảm bảo lương lâu dài nên đa số quân linh đều bị đói.
Tiếng ca thán trong quân Hán kêu vang trời nhưng biết làm sao được, họ đang thiếu ăn không thể ăn 1 lúc xong rồi để c·hết đói được.
Tướng Phúc Châu chỉ cho phép quân lương ăn đủ trước chiến đấu mà thôi còn 2 ngày kia lao động với cái bụng đói khiến bao nhiêu hảo cảm với vị tướng này cũng bị vơi đi rất nhiều.
Không những chịu đói mà còn bị quân Việt trên các tàu tuần tra liên tục di chuyển qua khiến cho mùi thơm từ những miếng thịt nướng nóng hổi với nhiều gia vị khiến cho những con sâu tham ăn này càng đói hơn nữa.
Cũng vì thế mà chúng lại quay ra căm tức mấy tên người phân hôm trước, quân đang đủ lương vì chúng nó mà toàn quân ai cũng phải ôm bụng đói mà đi ngủ.
0