0
Chiến tranh đi qua, hậu quả nhãn tiền của c·hiến t·ranh đó là mất mát về nhân mạng.
Đối với Di Châu điều này càng nặng nề hơn bởi có hơn 4000 người con đất Việt đã nằm xuống, có người xác nằm vắt vẻo cheo leo nơi vách đá có người lại táng thân nơi biển khơi làm dinh dưỡng cho sinh vật khác tiếp tục được sống.
Chiến tranh qua hơn 2 tháng vẫn thấy những người lính Việt mò mẫm từng xác từng mảnh t·hi t·hể những kỉ vật của đồng đội trở về, cũng có liên tục những chuyến tàu, đoàn người về chỉ mang theo được 1 tấm áo hay 1 quân huy cài trên áo, trả lại cho người nhà.
Các anh đã hi sinh cho đất nước để được bình yên vậy thì giờ đây các anh cùng kỉ vậy sẽ được về đoàn tụ cùng người thân.
Để người thân họ tiện bề nhang khói cũng như cho họ biết mộ phần người thân họ nằm tại nơi nào để rồi cứ ngày 20/5 hằng năm được chọn làm ngày thành lập đảo thì việc đầu tiên của quân dân Di Châu chính là đi thăm mộ những chiến sĩ đã nằm xuống tại nơi đây.
Để con cháu đời sau biết rằng để có được 1 Di Châu bình yên vậy thì cả lớp lớp người đã phải hi sinh xương máu mới giành lấy được.
Trở lại với cuộc họp tại trung tâm hành chính tạm thời của đảo Di Châu được chọn thuộc khu phía Tây nằm gần bến cảng cùng khu quân sự.
Tham gia cuộc họp có Lễ chủ trì, cùng với những tướng lĩnh q·uân đ·ội có Hải, Tuấn, Hùng
Ngoài ra còn có những người quan trọng của đảo gồm có:
Trần Lịch đại diện nhân dân bản địa Di Châu.
Trần Lôi đại diện người dân bộ lạc từ Thập Đại Vạn Sơn.
Phạm Hát đại diện người dân bộ lạc trên đảo Phi là quần đảo lớn nằm ở phía nam đảo Di Châu.
Phan Tú đại diện người dân bộ lạc trên đảo Chà là quần đảo lớn nằm ở phía nam Di Châu.
Bên phía q·uân đ·ội có tư lệnh quân khu Di Châu là Hùng cùng phó tư lệnh Tuấn, phạm vi quản lý bao gồm quần đảo Di Châu cùng quần đảo Hùng và các đảo lớn phía Nam.
Hải là vị phó tư lệnh phụ trách hải quân mới được bổ nhiệm cho Hùng, viên phó tư lệnh này sẽ phụ trách phần thủy chiến còn Tuấn là người phụ trách phần t·ấn c·ông trên đất liền.
Mở đầu cuộc họp, Lễ nói: Chào mừng mọi người có mặt trong phiên họp cấp cao tỉnh đảo Di Châu lần thứ nhất!
Lễ nói tiếp: Để mọi người có thể hiểu nhau hơn vậy ta xin tự giới thiệu trước: ta tên Trần Lễ là thành viên gia nhập nước Việt đời đầu cũng đã tham gia các chiến dịch tiêu diệt bầy hung thú phía bắc cũng như tham gia các trận đánh lớn nhỏ như Cá Voi, Sư Tử, Linh cẩu.
Lễ nói: Sau khi xuất ngũ, ta phụ trách xây dựng và phát triển cho xứ Trấn Biên trước khi được cử đến đây giữ chức tỉnh trưởng Di Châu.
Lần này, ta mang tới đây ngoài những tàu máy còn có các chuyên gia của nhiều lĩnh vực để xây dựng Di Châu đồng thời đức vua cho phép ở đây chúng ta có thể tự quyết mọi vấn đề miền sao cảm thấy ổn. Ngài ấy nói chúng ta hãy thoải mái làm và luôn có cả nước Việt đứng sau lưng hỗ trợ chúng ta.
Lễ nói với giọng điệu cực kì trân trọng nhìn lên bức tượng Sơn đặt ở bục trang trọng trong phòng họp.
Câu nói cuối cùng của Lễ khiến mọi người cực kì hưng phấn phải biết rằng họ ở đây toàn bộ đều là người trẻ cũng như người mới gia nhập mà lại nhận được sự tin tưởng tuyệt đối cũng như sẵn sàng chống lưng khiến họ tự tin rất nhiều mà không ngại ngần gì nữa. Ai ai cũng nhìn nhau với khuôn mặt tươi cười và tràn đầy tự tin.
Hùng giới thiệu: Ta tên Võ Văn Hùng, trước đây là đoàn trưởng đoàn thám hiểm số 2, hiện tại là tư lệnh quân khu Di Châu.
Về Hùng thì mọi người đều hiểu biết nên không cần giới thiệu nhiều vì gần như tại Di Châu ai cũng biết tới ông.
Tuấn giới thiệu: Ta tên Nguyễn Tuấn, hiện đang là phó tư lệnh quân khu Di Châu, phụ trách thủy quân lục chiến.
Hải giới thiệu: ta tên Lê Hải, hiện đang là phó tư lệnh quân khu Di Châu, phụ trách thủy chiến.
Sau đó, lần lượt từng người đại diện từng địa phương đứng lên giới thiệu về bản thân cũng như 1 số đặc thù riêng.
Từ đó, Lễ mới biết được tuy Di Châu được chọn làm trung tâm nhưng thật sự diện tích thì quần đảo Phi lớn gấp 10 lần và dân số đã nắm bắt cũng tương đương 200.000 người.
Quần đảo Chà cũng là tương tự về dân số là 200.000 người nhưng diện tích còn lớn gấp 4 lần quần đảo Phi
Tuy nhiên đó cũng chỉ là những con số dự tính mà thôi bởi còn nhiều các bộ lạc thổ dân sinh sống ở trong những cánh rừng rậm cũng như các đảo nhỏ xung quanh mà người Việt chưa biết tới được.
Sau phần giới thiệu Lễ nói: Như vậy mọi người đã dần hiểu hơn về nhau.
Lễ nói: Vào việc chính hôm nay! Ta muốn cùng mọi người lựa chọn phương án để xử lý hậu c·hiến t·ranh.
Lễ nói tiếp: Hiện tại, sau c·hiến t·ranh chúng ta bắt được 3 vạn binh lính địch, 150 tên tướng lĩnh con em thế gia, 1000 thuyền địch, 20 tấn v·ũ k·hí đồng, về lương thảo quá ít coi như không có.
Tuy nhiên thiệt hại của chúng ta là gần 4000 liệt sĩ cùng với gần 1000 thương binh hạng nặng.
Theo mọi người chúng ta nên xử lý như thế nào?
Lễ nói xong nhìn 1 vòng đợi câu trả lời của từng người.
Tất cả mọi người ở đây đều là những người có đầu óc vậy nên cũng không ai có ý nghĩ đem g·iết toàn bộ tù binh.
Lịch nói: Tôi nghĩ rằng nên đem toàn bộ lính Hán trả lại cho chúng bởi dù sao chúng không phải là người Việt cũng không phải là bộ lạc, nếu giữ chúng lại sẽ trở thành mối họa.
Đó là chưa kể nước Hán có thể sử dụng q·uân đ·ội đông gấp 10 lần như vậy nữa để t·ấn c·ông chúng ta trên toàn diện như vậy chúng ta khó mà đỡ lại được.
Hùng nói: Vấn đề quân Hán t·ấn c·ông thì không đáng ngại cho lắm bởi hiện tại nếu như quân Hán tập hợp nhân lực t·ấn c·ông chúng ta cũng sẽ mất thời gian chưa kể hải chiến trên biển thì quân ta có tự tin có thể cầm chân quân Hán trong vòng 2 tháng, đủ thời gian cho quân từ nước tới cứu.
Chưa kể nếu cần thiết chúng ta hoàn toàn có thể di tản đảo Di Châu về đảo Phi hoặc đảo Chà nhằm tạm thời tránh mũi nhọn cũng như đợi quân cứu viện.
Tuy nhiên ngài nói đúng, chúng ta sẽ thiệt hại lớn do nhân khẩu chúng ta quá ít.
Tiến nói: theo ta được biết, hiện tại trong nước Hán đang r·ối l·oạn bởi việc thiếu nguồn muối gây ra vì chúng trực tiếp gây chiến với Tây Hạ nhưng không thành do bị chắn bởi dãy núi.
Sau đó chúng muốn c·ướp Di Châu để có thể chủ động nguồn muối nhưng thất bại.
Chính việc này cũng khiến uy vọng của phe chủ chiến giảm đáng kể.
Theo tình báo thăm dò được thì phe chủ hòa đang tấu lên vua Hán xử tội đám phe chủ chiến làm quà tặng cho nước Việt để có cớ xin nối lại giao thương trao đổi nguồn muối.
Sớm thôi sẽ có đoàn sứ giả của họ đến đây để đề nghị giảng hòa.
Tuấn nói: Giảng hòa cũng được nhưng phải có cái giá thật đáng bởi xương máu của đồng bào ta không thể rẻ rúng được.
Lễ quay sang Tiến hỏi: vậy theo đại sứ thì chúng ta nên đòi lấy gì.?
Tiến nói: Tôi nghĩ chúng ta nên yêu cầu lấy toàn bộ đảo ngoài lãnh thổ của nước Hán bởi chúng cũng không có nhu cầu với các đảo này làm nơi tập kết hàng hóa cũng như đóng quân sẵn sàng.
Lại yêu cầu khai thác miễn phí tối với các mỏ than nằm ở mạn Dương Châu ta tin tưởng rằng chúng sẽ phải đồng ý bởi trong tay chúng ta còn có đám con em thế gia nên đám thế gia sẽ có sức ép lên cả 2 phe để đưa được chúng về.
Về những tù binh bắt được thì chúng ta sẽ không trả nữa.
Ngoài ra để mở lại trao đổi muối bình thường thì thương nhân cũng như công dân Việt có quyền mua người của nước Hán. Đây sẽ là cách lâu dài để chúng ta rút dần nhân khẩu của chúng.
Hùng nói: ý của đại sứ Tiến rất tốt tuy nhiên chúng ta nên tác động để nước Liêu cùng Hung Nô gây chiến với Hán nhằm giảm thiểu mũi nhọn của chúng về chúng ta bởi dù sao nhân khẩu chúng quá lớn.
Tuấn nói: Đã vậy chúng ta nên hỗ trợ đào tạo cho Sila cũng như Câu Lưu chính thức tách biệt ra khỏi Hán để đồng thời khiến nước Hán bận rộn tại những nơi này.
Lễ nói: Ý đó của 3 vị không biết những người khác muốn bổ sung thêm gì không?
Lịch nói: Nếu như vậy ta cũng đề nghị nước Hán ủng hộ chúng ta trong việc quản lý Thập Đại Vạn Sơn như thế những bộ lạc đối lập sẽ không có nơi để bấu vào nữa.
Lễ gật đầu nói: Ý các vị nói rất hợp lý tuy nhiên tùy theo diễn biến của đàm phán mà chúng ta sẽ cân nhắc mức độ.
Tuy nhiên, sau lần này ta thấy được vấn đề của chúng ta là diện tích quá lớn lại ít dân cư dẫn tới tính đồng thuận chưa cao.
Vậy trong vong 6 tháng tới đề nghị các đảo tổ chức truyền bá văn minh, tư tưởng cũng như giáo dục cho những công dân trong phạm vi mình phụ trách để họ có thể hiểu hơn về nước Việt cũng như theo quy mô cứ 10.000 người sẽ có 1 đại biểu đại diện cho tiếng nói của con người tại địa phương đó tham gia cuộc họp thường niên 1 năm 2 lần nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng cũng như khó khăn trong thực tế triển khai tại địa phương.
Lễ nói: Vậy chúng ta sẽ thống nhất phương án này, việc đàm phán sẽ do Hùng, Tuấn, Tiến cùng ta phụ trách.
Các vị trưởng huyện hãy trở về địa phương mình lo lắng cho công việc, nếu cần hỗ trợ gì cứ gửi thư lên, ta hi vọng sau 1 năm chúng ta có thể đón đức vua tới thăm cũng như cho đức vua thấy năng lực thực sự của chúng ta. Cố lên!
Những huyện trưởng đồng thanh: Vâng!
Sau đó, tất cả lại trở về địa phương mình cùng 1 số chuyên gia đặc biệt là chuyên gia về nông nghiệp cũng như khoáng sản, xây dựng đi tới các vùng để hỗ trợ các địa phương sản xuất cũng như tìm kiếm khai thác khoáng sản.
Bởi diện tích đất của những đảo thuộc 2 quần đảo này là cực lớn cộng với đó là những hoạt động núi lửa khiến cho dinh dưỡng nơi đây nhiều hơn lại nằm trong khu vực nhiệt đới nên các loại cây cũng đa dạng hơn, dễ dàng cho việc sản xuất lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp phục vụ phát triển.