Sứ giả nói: Vậy nước Việt muốn gì?
Lê: rất đơn giản! Ngài cũng thấy Di Châu quá nhỏ bé vậy nên chúng ta cần thêm đất để trồng trọt nuôi sống dân cư.
Trong cái suy nghĩ của con người thời này cũng chỉ nghĩ đến chuyện có nhiều đất để trồng trọt cày cấy mà thôi chứ không nghĩ nhiều đến thứ khác.
Các quốc gia phương Đông này kể cả sứ giả của nước Hán cũng chỉ nhìn thấy 1 Di Châu có diện tích nhỏ bé mà thôi chứ không hề biết tới sự tồn tại của 2 hòn đảo lớn nằm phía nam Di Châu.
Ngược lại 1 vấn đề chính là nước Việt luôn cần tới 1 nơi làm trung gian hàng hóa tiện lợi giữa các nước cũng như nguồn tài nguyên dồi dào cho việc phát triển kinh tế, xã hội trong nước.
Viên sứ giả: Ồ vậy Di Châu muốn có đất?
Lê: Không phải Di Châu mà là nước Việt muốn có 1 mảnh đất ở lục địa để thuận tiện tập kết hàng hóa cũng như trao đổi với quý quốc.
Sứ giả: Quý quốc muốn mảnh đất nào hay yêu cầu về mảnh đất đó như thế nào không?
Lê: Rất đơn giản, quan trọng nhất là gần biển cũng như có đất canh tác để vùng đất tự nuôi sống là tốt nhất.
Trước đó, Lê cũng như bộ sậu của Di Châu cũng đã tìm hiểu về những mảnh đất ven biển của Đại Hán, đa phần là đồng bằng của 2 hệ thống sông bồi đắp nên tại đây là 2 vựa lúa của Đại Hán, chắc chắn rằng chúng sẽ không nhường đi những mảnh đất màu mỡ đó.
Vậy nên chỉ còn phủ Sơn Đông nằm trên dãy núi Thái Sơn có diện tích gần gấp 2 lần đảo Di Châu, nơi đây vì địa hình núi cao nên nơi đây rất khó trồng trọt, dân cư thưa thớt tuy nhiên qua khảo sát thì nơi đây lại có rất nhiều tài nguyên khoáng sản các loại từ quặng sắt, đá… cho tới nhiều loại khoáng sản chưa biết được tên vậy nên đây mới là mục tiêu của nước Việt.
Ngoài ra, bởi địa hình núi cao sát biển nên tạo thành những vịnh, cảng nước sâu tự nhiên cho thuyền lớn có thể cập, đã vậy nó còn là biên giới tự nhiên giữa Liêu quốc và Đại Hán.
Sơn Đông sẽ là nơi cực kì tiềm năng cho sự phát triển lâu dài của nước Việt nhằm khai thác tài nguyên cũng như kinh doanh buôn bán, bởi từ đây đi tới vương quốc Sila cũng rất gần.
Mặt khác, nếu Đại Hán bán mảnh đất này cho nước Việt thì nghiễm nhiên nước Việt sẽ trở thành phên dậu bảo vệ mặt phía Đông Bắc cho Đại Hán vậy.
Mặc dù có nhiều lợi ích vậy nhưng việc cắt đất không phải 1 viên sứ giả có thể quyết định được vậy nên hắn cũng nói: Mặc dù nhiều lợi ích vậy nhưng đây không phải chuyện nhỏ, cần trình lên triều đình xem xét, vậy phiền quý quốc chờ đợi trong thời gian triều đình Đại Hán có câu trả lời rõ ràng!
Lê nói: Tất nhiên chúng ta cũng không vội! Rất mong giao dịch thành công tốt đẹp!
Viên sứ giả vui vẻ nói: Rất mong như vậy!
Lê: Để tận tình chủ nhà, chúng tôi sẽ có bữa tiệc nhỏ mời ngài tối nay tham gia!
Sứ giả: Vậy cung kinh không bằng tuân lệnh! Tại hạ cũng mong được biết những thứ mới lạ của nước Việt.
Tối đó, 1 bữa tiệc đứng được dọn ra với rất đông thành phần tham dự đa phần là những cán bộ nhân viên đang công tác tại trung tâm hành chính của Xứ Di Châu, ngoài ra còn có viên sứ giả người Hán làm khách nhân của buổi tiệc.
Bữa tiệc cũng chỉ đơn giản có các món tự chọn lại có hoa quả tráng miệng cũng những loại nước như nước ép cam, nước chanh, nước dừa thậm chí còn có nhiều món chè như đậu đỏ, đậu xanh, chè bưởi…
Quả thực đây đều ra những món cực kì xa xỉ với người Hán bởi họ ở vùng ôn đới là chủ yếu, có ít loại trái cây cũng như công nghệ làm đường đây hoàn toàn chưa có vậy nên các món chè lại càng xa xỉ hơn nữa.
Những thứ này ở nước Việt là quá bình thường bởi việc lương thực thực phẩm luôn được chú trọng hàng đầu bởi muốn tăng dân số thì 2 thứ phải có đó là y tế và lương thực.
Khi có cái ăn đầy đủ thì con người mới có sức để cày thửa ruộng nhỏ cũng như y tế tốt thì mới giảm được tỉ lệ t·ử v·ong ở trẻ sơ sinh.
Với 1 quốc gia có nên sản xuất theo hướng công nghiệp thì việc nuôi sống 5 triệu dân là điều quá đơn giản thậm chí lương thực sản xuất hàng năm đã có thể nuôi sống đến 10 triệu dân nhờ tư tưởng sản xuất hàng hóa ở mọi lĩnh vực mới tạo ra dư thừa sản phẩm.
Sau khi ăn no thì bộ y tế lại nghiên cứu thành phần bữa ăn phù hợp cho từng lứa tuổi cũng như từng khu vực từ đó lương thực chỉ chiếm 30% năng lượng trong 1 bữa ăn còn chất đạm và chất béo mỗi thứ chiếm 70% nhờ vậy sức vóc cũng như thể hình người Việt được thay đổi đáng kể.
Đặc biệt nhờ ăn đủ dinh dưỡng nên không hề xuất hiện bệnh quáng gà trong khi viên sứ giả người Hán vẫn khổ sở vì căn bệnh này trong bữa tiệc tối.
Những điều này khiến cho Viên sứ giả càng có đánh giá cao hơn về nước Việt. Bởi trước giờ Đại Hán luôn cho họ là cái nôi của văn hóa, trong khi đó các quốc gia xung quanh chỉ là những phiên bản của họ mà thôi nhưng nơi đây là sự vượt bậc toàn diện từ văn hóa tới con người.
Những người được đại diện 1 quốc gia đến bang giao với quốc gia khác đều không phải là kẻ ngu nên cũng sẽ nhận ra rõ ràng chỉ khác điều khi trở về họ có nói ra được hay nói được tới đâu mà thôi.
Lần này, viên sứ giả đi sau khi thua trận vậy nên không còn để con mắt ở trên trán nữa mà phải hạ con mắt xuống mà nhìn còn học tập cũng như đem về nước tả lại cho bá quan văn võ biết còn nhái theo nữa mà, quả thực nhiệm vụ thật nặng nề.
Kết thúc bữa tiệc thì ngày hôm sau viên sứ giả cũng mau chóng trở về nước dưới sự hộ tống của tàu hải quân Di Châu, sau đó cũng đi thẳng 1 mạch về Phúc Châu.
Trên quãng đường di chuyển mấy ngày này, viên sứ giả cũng ngồi soạn thảo tấu chương gửi lên triều đình về chuyến thương lượng vừa rồi.
Tất nhiên, hắn sẽ không quên kể công lao của mình trong việc đạt được mục đích trao đổi công thức làm muối cũng như mở lại kênh trao đổi buôn bán giữa 2 bên và cũng nhắc tới những điểm nổi trội của người Việt về đời sống, con người tất nhiên hắn không thể viết quá thật bởi viết quá thật sẽ là dìm người Hán xuống như vậy hắn sẽ ngay lập tức văng khỏi chính trường Đại Hán.
Khi triều đình Đại Hán nhận được tấu chương của viên sứ giả cũng không xảy ra cự cãi nhiều bởi giờ đây, Đại Hán bắt buộc phải có được muối cũng như cần thiết giao thương kim loại với nước Việt mà không phải là c·ướp bởi có đánh cũng không được.
Chương 111: Xu hướng khu vực
Trong khi, nếu Đại Hán không giao thương trao đổi v·ũ k·hí thì các quốc gia khác sẽ giao thương khi đó Đại Hán sẽ bị chững lại mà các quốc gia xung quanh sẽ nhờ v·ũ k·hí mạnh lên khi đó Đại Hán sẽ trở thành tiểu Hán.
Cứ vậy 1 cuộc chạy đua vũ trang là không tránh khỏi, không quốc gia nào muốn mình yếu đi trong cuộc đua này bởi thua là mất nước, đó là dấu chấm hết cho 1 quốc gia vậy nên có nghèo cũng phải cố.
Nhất là sau trận Hải Chiến Di Châu vừa rồi, v·ũ k·hí của nước Việt tỏ ra quá vượt trội Đại Hán, gây tổn thất cực kì nghiêm trọng gần như tiêu diệt 100% quân Đại Hán tham chiến.
Việc này không có thông báo chính thức ra ngoài thế nhưng thám tử tại các quốc gia là có vậy nên không khó để các nước nắm được.
Những ngày sau đó, Di Châu cũng như Lê liên tục phải đón các đoàn sứ giả của các nước Câu Lưu, Sila, Liêu, Nguyên, Tây Hạ, và nhiều quốc gia khác nữa về phía Tây lục địa.
Các quốc gia thường ít hoặc không có thuyền lớn có thể ra biển, riêng Đại Hán chủ yếu dùng thuyền đáy bằng nhưng nhờ khoảng cách giữa bờ và đất liền khá gần lại cộng với may mắn không gặp bão nên mới có thể tới được.
Vậy nên các viên sứ giả cũng toàn bộ đi nhờ các tàu vận tải của thương đoàn Di Châu cũng như mang theo quốc thư có đóng dấu của hoàng đế gửi tới nhằm mở rộng quan hệ, thông thương với nước Việt.
Mục tiêu rõ ràng là thứ họ cần gồm: muối, sắt, vải.
Tất nhiên thứ họ mang ra có thể trao đổi lại rất đa dạng ví như:
Câu Lưu là quốc gia nằm trên miệng núi lửa nên tài nguyên khoáng sản cực nhiều nổi bật là vàng và quặng sắt cỏ tỉ lệ sắt cực cao.
Sila cũng tương tự với Câu Lưu vậy.
Tuy 2 quốc gia kia cũng có nhiều thật đấy nhưng chẳng bằng 1 góc tài nguyên của Liêu, Nguyên hay Tây Hạ.
Chưa nói tới tài nguyên dưới đất mà các quốc gia này chỉ cần dùng tới tài nguyên trên mặt đất đó là gia súc để trao đổi cũng là con số khổng lồ giá trị đặc biệt là ngựa ở đây có 2 dạng ngựa thồ và ngựa chiến. Còn về tài nguyên khoáng sản thì 2 quốc gia này cũng cực nhiều nhờ diện tích cực lớn của mình.
Ngoài ra, các quốc gia này vẫn duy trì việc bắt nô lệ từ các quốc gia lân cận, đây cũng là nguồn hàng ưa thích của nước Việt bởi dù sao, nước Việt cực rộng lớn lại ít nhân khẩu vậy nên có 1 người là tăng thêm 1 người.
Nhất là cứu được những người cùng khổ thì người ta càng trân trọng hơn là những người chạy theo đồng tiền.
Đối với Sila và Câu Lưu thì 2 quốc gia này có diện tích nhỏ nhưng lại giáp biển vậy nên phương án của nước Việt đưa ra cho 2 nươc này:
Nước Việt sẽ có quyền khai thác 50 năm đối với 2 mỏ than và 2 mỏ sắt.
Đổi lại 2 quốc gia này sẽ nhận được công thức tạo muối cũng như được các chuyên gia Việt hỗ trợ máy chế biến muối tại đây.
Đừng nhìn nó là nhỏ, bởi muối đây là tài nguyên vô hạn cứ lấy nước biển lên làm trong khi đó, muối sản xuất dư lại có thể bán lại nước Việt với giá cố định như vậy lại có thể đổi được rất nhiều tài nguyên trở lại khác.
Trong khi mỏ than hay mỏ sắt đối với họ hiện tại cũng vô nghĩa vì có đó cũng không có khác khai thác hay sử dụng.
Thôi thì cứ chọn việc mình phù hợp mà làm đó là làm nông và làm muối, nói cách khác trở thành 1 điền trang của nước Việt vậy.
Không những vậy, 2 quốc gia nhỏ này với lượng dân cư ít lại được 1 quyền lợi đó là kết minh bằng hữu với nước Việt thông qua các hợp đồng kinh tế, đầu tư khai thác…
Việc này không gây xáo trộn bởi tại khu vực thì 2 quốc gia này quá nhỏ có kết minh cũng không ảnh hưởng tới ai trong khi các nước khác cũng chỉ biết nước Việt là Di Châu chứ không biết rằng Di Châu chỉ là 1 xứ của nước Việt mà thôi.
Duy chỉ có nước Hán luôn cho mình là anh cả khu vực sẽ ý kiến thế nhưng ở đây chỉ là các hiệp định kinh tế không gắn liền quân sự vậy nên cũng không có cớ kiếm chuyện.
Ngoài ra, Đại Hán vẫn đang phải nhún nhường nước Việt để hoàn thành việc trao đổi công nghệ cũng như mở lại giao thương đó.
Mất đi 2 quốc gia vệ tinh cũng không ảnh hưởng tới kinh tế Đại Hán, có chăng chỉ là ảnh hưởng tới danh tiếng trong khu vực mà thôi.
Tất cả quốc gia đều đạt được mục đích của mình, dĩ nhiên rồi, nước Việt luôn hoan nghênh bạn bè tới trao đổi kinh tế.
Để thuận tiện trong trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, nước Việt cũng thống nhất sử dụng đồng tiền nước Việt để làm đồng tiền chung trao đổi ngoài vàng, bạc quý hiếm cũng như những đồng tiền đang có của các quốc gia.
Rất dễ hiểu, bởi nước Việt là nước buôn bán nhiều nhất cũng như đồng tiền Việt đượng đúc với công nghệ rất cao và tỉ mỉ mà các quốc gia khác không thể sao chép hay làm giả được.
Các quốc gia khác nếu muốn có tiền Việt thì chỉ có cách là lấy sản phẩm của mình bán cho nước Việt lấy tiền Việt để dùng thay vì vàng bạc.
Ngoài ra, để đưa tiền Việt trở nên thông dụng hơn ở khu vực này thì Di Châu ngoài việc gửi thư lên nội các đề nghị cung cấp tiền đồng còn nghiên cứu làm tiền giả của các quốc gia lớn như Hán, Liêu, Tây Hạ, Nguyên với 1 lượng nhất định để đồng tiền đó mất giá, khi đó có 1 đồng tiền Việt ổn định thì tất cả sẽ dần chuyển sang dùng tiền Việt mà thay thế tiền bản địa.
Từ đó, nước Việt hoàn toàn có thể chi phối nền kinh tế của các quốc gia lớn này, khi nằm quyền kinh tế rồi thì gần như có thể chi phối được tất cả mọi mặt.
Mà công nghệ in, đúc của các quốc gia phương Đông này còn rất lạc hậu so với nước Việt nên việc này khá dễ dàng.
Việc đưa tiền Việt vào các quốc gia sẽ do thương nhân tiến hành bằng cách trao đổi, buôn bán.
Chỉ cần 1 tháng thôi khi lạm phát tăng cao không kiểm soát, khi mà mất tới hằng trăm đồng mới mua nổi 1 kí gạo thì chính thức thành công bởi vàng bạc có thể làm tiền thanh toán nhưng chúng là kim loại hiếm, không đủ để sử dụng cho bình dân.
Các quốc gia lớn đó thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng nên cũng chống lại bằng cách tung đồng tiền mới ra nhưng đồng tiền mới ra lại bị làm giả với số lượng lớn nên lại phải hủy, đến cuối cùng đành bất lực nhìn đồng Việt thông dụng chính thức tại đây.
Riêng Tây Hạ và Nguyên do đường ra biển phía Đông bị chặn bởi Đại Hán và Đại Liêu nhưng nước Việt là ai chứ. Sẵn sàng lập căn cứ trung chuyển thông thương giữa các nước nên việc đi xuyên qua 2 quốc gia này là không khó.
Dù sao nước Việt đã kí hiệp ước buôn bán xuyên qua các quốc gia trừ hàng quốc cấm như muối. Riêng muối chỉ Nguyên là cần nhiều thì sẵn sàng bán lại cho Liêu rồi Liêu tự bán lại cho Nguyên.
Cũng như Việt và Sila cũng như Câu Lưu đang cử q·uân đ·ội lên phía bắc Đại Liêu là vùng hoang vắng không ai ngó ngàng tới, chạy dọc tuyến sông đi thẳng tới gần nước Nguyên thành lập 1 thành trì.
Thành trì này luôn duy trì q·uân đ·ội liên minh 3 nước canh giữ tạo thành nơi tập kết hàng hóa trao đổi với Nguyên tiện lợi.
Ở đây có quân thủ thành dùng v·ũ k·hí nước Việt còn ngoại thành lại có kị binh quân Nguyên luôn đảm bảo an.
Quân Liêu cho dù dã chiến kị binh mạnh cũng chỉ ngang ngửa với Nguyên vậy nên cũng không dại mà đi gây sự với thành trì này, vớ vẩn lại bị nước Việt cắt giao thương thì cũng chỉ cầm cự được 1 đến 2 năm là bị các quốc gia khác vùi lấp trong dòng sông lịch sử.
Về việc trao đổi công nghệ sản xuất muối với nước Liêu lại rất giống với Hán, đơn giản là đổi lấy 1 vùng đất hay nói đúng hơn là mua bình an cho tuyến đường sông vận chuyển cũng như mua đất khu vực thành trao đổi với Nguyên.
Thành này là nơi buôn bán trao đổi 5 nước với nhau vậy nên được đặt tên thể hiện tinh thần đó đơn giản là Thành Hữu Nghị thuộc lãnh thổ xứ Di Châu nước Việt.
Tuy nhiên quân canh gác nội thành là 3 nước Việt, Sila, Câu Lưu mỗi nước cử 500 quân thường trực.
Ngoại thành có 2 nhánh quân gồm: Nguyên 1000 quân, Liêu 1000 quân đều là kị binh bảo vệ vòng ngoài an toàn để tránh các bộ lạc cũng như các quốc gia từ phương Bắc tiến đánh.
Quay lại với Đại Hán sau khi nhận tấu chương của viên sứ giả thì cũng nhanh chóng được thông qua và cũng chỉ sau 1 tháng, viên sứ giả đã mang thư hồi đáp cũng như khế ước đất của vùng Đông Sơn mang qua Di Châu.
Đại Hán cũng rất đơn giản là rút toàn bộ quan lại khu vực cũng như phần lớn dân số chỉ để lại khoảng 1 vạn dân cho vùng diện tích gần 150 ngàn Km2. Quả thực là cực kì thưa dân cư, đa số dân cư này đều sống trong rừng núi thành những nhóm nhỏ muốn tập hợp được cũng cực kì khó khăn.
0