Chương 111: Xu hướng khu vực
Trong khi, nếu Đại Hán không giao thương trao đổi v·ũ k·hí thì các quốc gia khác sẽ giao thương khi đó Đại Hán sẽ bị chững lại mà các quốc gia xung quanh sẽ nhờ v·ũ k·hí mạnh lên khi đó Đại Hán sẽ trở thành tiểu Hán.
Cứ vậy 1 cuộc chạy đua vũ trang là không tránh khỏi, không quốc gia nào muốn mình yếu đi trong cuộc đua này bởi thua là mất nước, đó là dấu chấm hết cho 1 quốc gia vậy nên có nghèo cũng phải cố.
Nhất là sau trận Hải Chiến Di Châu vừa rồi, v·ũ k·hí của nước Việt tỏ ra quá vượt trội Đại Hán, gây tổn thất cực kì nghiêm trọng gần như tiêu diệt 100% quân Đại Hán tham chiến.
Việc này không có thông báo chính thức ra ngoài thế nhưng thám tử tại các quốc gia là có vậy nên không khó để các nước nắm được.
Những ngày sau đó, Di Châu cũng như Lê liên tục phải đón các đoàn sứ giả của các nước Câu Lưu, Sila, Liêu, Nguyên, Tây Hạ, và nhiều quốc gia khác nữa về phía Tây lục địa.
Các quốc gia thường ít hoặc không có thuyền lớn có thể ra biển, riêng Đại Hán chủ yếu dùng thuyền đáy bằng nhưng nhờ khoảng cách giữa bờ và đất liền khá gần lại cộng với may mắn không gặp bão nên mới có thể tới được.
Vậy nên các viên sứ giả cũng toàn bộ đi nhờ các tàu vận tải của thương đoàn Di Châu cũng như mang theo quốc thư có đóng dấu của hoàng đế gửi tới nhằm mở rộng quan hệ, thông thương với nước Việt.
Mục tiêu rõ ràng là thứ họ cần gồm: muối, sắt, vải.
Tất nhiên thứ họ mang ra có thể trao đổi lại rất đa dạng ví như:
Câu Lưu là quốc gia nằm trên miệng núi lửa nên tài nguyên khoáng sản cực nhiều nổi bật là vàng và quặng sắt cỏ tỉ lệ sắt cực cao.
Sila cũng tương tự với Câu Lưu vậy.
Tuy 2 quốc gia kia cũng có nhiều thật đấy nhưng chẳng bằng 1 góc tài nguyên của Liêu, Nguyên hay Tây Hạ.
Chưa nói tới tài nguyên dưới đất mà các quốc gia này chỉ cần dùng tới tài nguyên trên mặt đất đó là gia súc để trao đổi cũng là con số khổng lồ giá trị đặc biệt là ngựa ở đây có 2 dạng ngựa thồ và ngựa chiến. Còn về tài nguyên khoáng sản thì 2 quốc gia này cũng cực nhiều nhờ diện tích cực lớn của mình.
Ngoài ra, các quốc gia này vẫn duy trì việc bắt nô lệ từ các quốc gia lân cận, đây cũng là nguồn hàng ưa thích của nước Việt bởi dù sao, nước Việt cực rộng lớn lại ít nhân khẩu vậy nên có 1 người là tăng thêm 1 người.
Nhất là cứu được những người cùng khổ thì người ta càng trân trọng hơn là những người chạy theo đồng tiền.
Đối với Sila và Câu Lưu thì 2 quốc gia này có diện tích nhỏ nhưng lại giáp biển vậy nên phương án của nước Việt đưa ra cho 2 nươc này:
Nước Việt sẽ có quyền khai thác 50 năm đối với 2 mỏ than và 2 mỏ sắt.
Đổi lại 2 quốc gia này sẽ nhận được công thức tạo muối cũng như được các chuyên gia Việt hỗ trợ máy chế biến muối tại đây.
Đừng nhìn nó là nhỏ, bởi muối đây là tài nguyên vô hạn cứ lấy nước biển lên làm trong khi đó, muối sản xuất dư lại có thể bán lại nước Việt với giá cố định như vậy lại có thể đổi được rất nhiều tài nguyên trở lại khác.
Trong khi mỏ than hay mỏ sắt đối với họ hiện tại cũng vô nghĩa vì có đó cũng không có khác khai thác hay sử dụng.
Thôi thì cứ chọn việc mình phù hợp mà làm đó là làm nông và làm muối, nói cách khác trở thành 1 điền trang của nước Việt vậy.
Không những vậy, 2 quốc gia nhỏ này với lượng dân cư ít lại được 1 quyền lợi đó là kết minh bằng hữu với nước Việt thông qua các hợp đồng kinh tế, đầu tư khai thác…
Việc này không gây xáo trộn bởi tại khu vực thì 2 quốc gia này quá nhỏ có kết minh cũng không ảnh hưởng tới ai trong khi các nước khác cũng chỉ biết nước Việt là Di Châu chứ không biết rằng Di Châu chỉ là 1 xứ của nước Việt mà thôi.
Duy chỉ có nước Hán luôn cho mình là anh cả khu vực sẽ ý kiến thế nhưng ở đây chỉ là các hiệp định kinh tế không gắn liền quân sự vậy nên cũng không có cớ kiếm chuyện.
Ngoài ra, Đại Hán vẫn đang phải nhún nhường nước Việt để hoàn thành việc trao đổi công nghệ cũng như mở lại giao thương đó.
Mất đi 2 quốc gia vệ tinh cũng không ảnh hưởng tới kinh tế Đại Hán, có chăng chỉ là ảnh hưởng tới danh tiếng trong khu vực mà thôi.
Tất cả quốc gia đều đạt được mục đích của mình, dĩ nhiên rồi, nước Việt luôn hoan nghênh bạn bè tới trao đổi kinh tế.
Để thuận tiện trong trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, nước Việt cũng thống nhất sử dụng đồng tiền nước Việt để làm đồng tiền chung trao đổi ngoài vàng, bạc quý hiếm cũng như những đồng tiền đang có của các quốc gia.
Rất dễ hiểu, bởi nước Việt là nước buôn bán nhiều nhất cũng như đồng tiền Việt đượng đúc với công nghệ rất cao và tỉ mỉ mà các quốc gia khác không thể sao chép hay làm giả được.
Các quốc gia khác nếu muốn có tiền Việt thì chỉ có cách là lấy sản phẩm của mình bán cho nước Việt lấy tiền Việt để dùng thay vì vàng bạc.
Ngoài ra, để đưa tiền Việt trở nên thông dụng hơn ở khu vực này thì Di Châu ngoài việc gửi thư lên nội các đề nghị cung cấp tiền đồng còn nghiên cứu làm tiền giả của các quốc gia lớn như Hán, Liêu, Tây Hạ, Nguyên với 1 lượng nhất định để đồng tiền đó mất giá, khi đó có 1 đồng tiền Việt ổn định thì tất cả sẽ dần chuyển sang dùng tiền Việt mà thay thế tiền bản địa.
Từ đó, nước Việt hoàn toàn có thể chi phối nền kinh tế của các quốc gia lớn này, khi nằm quyền kinh tế rồi thì gần như có thể chi phối được tất cả mọi mặt.
Mà công nghệ in, đúc của các quốc gia phương Đông này còn rất lạc hậu so với nước Việt nên việc này khá dễ dàng.
Việc đưa tiền Việt vào các quốc gia sẽ do thương nhân tiến hành bằng cách trao đổi, buôn bán.
Chỉ cần 1 tháng thôi khi lạm phát tăng cao không kiểm soát, khi mà mất tới hằng trăm đồng mới mua nổi 1 kí gạo thì chính thức thành công bởi vàng bạc có thể làm tiền thanh toán nhưng chúng là kim loại hiếm, không đủ để sử dụng cho bình dân.
Các quốc gia lớn đó thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng nên cũng chống lại bằng cách tung đồng tiền mới ra nhưng đồng tiền mới ra lại bị làm giả với số lượng lớn nên lại phải hủy, đến cuối cùng đành bất lực nhìn đồng Việt thông dụng chính thức tại đây.
Riêng Tây Hạ và Nguyên do đường ra biển phía Đông bị chặn bởi Đại Hán và Đại Liêu nhưng nước Việt là ai chứ. Sẵn sàng lập căn cứ trung chuyển thông thương giữa các nước nên việc đi xuyên qua 2 quốc gia này là không khó.
Dù sao nước Việt đã kí hiệp ước buôn bán xuyên qua các quốc gia trừ hàng quốc cấm như muối. Riêng muối chỉ Nguyên là cần nhiều thì sẵn sàng bán lại cho Liêu rồi Liêu tự bán lại cho Nguyên.
Cũng như Việt và Sila cũng như Câu Lưu đang cử quân đội lên phía bắc Đại Liêu là vùng hoang vắng không ai ngó ngàng tới, chạy dọc tuyến sông đi thẳng tới gần nước Nguyên thành lập 1 thành trì.
Thành trì này luôn duy trì quân đội liên minh 3 nước canh giữ tạo thành nơi tập kết hàng hóa trao đổi với Nguyên tiện lợi.
Ở đây có quân thủ thành dùng vũ khí nước Việt còn ngoại thành lại có kị binh quân Nguyên luôn đảm bảo an.
Quân Liêu cho dù dã chiến kị binh mạnh cũng chỉ ngang ngửa với Nguyên vậy nên cũng không dại mà đi gây sự với thành trì này, vớ vẩn lại bị nước Việt cắt giao thương thì cũng chỉ cầm cự được 1 đến 2 năm là bị các quốc gia khác vùi lấp trong dòng sông lịch sử.
Về việc trao đổi công nghệ sản xuất muối với nước Liêu lại rất giống với Hán, đơn giản là đổi lấy 1 vùng đất hay nói đúng hơn là mua bình an cho tuyến đường sông vận chuyển cũng như mua đất khu vực thành trao đổi với Nguyên.
Thành này là nơi buôn bán trao đổi 5 nước với nhau vậy nên được đặt tên thể hiện tinh thần đó đơn giản là Thành Hữu Nghị thuộc lãnh thổ xứ Di Châu nước Việt.
Tuy nhiên quân canh gác nội thành là 3 nước Việt, Sila, Câu Lưu mỗi nước cử 500 quân thường trực.
Ngoại thành có 2 nhánh quân gồm: Nguyên 1000 quân, Liêu 1000 quân đều là kị binh bảo vệ vòng ngoài an toàn để tránh các bộ lạc cũng như các quốc gia từ phương Bắc tiến đánh.
Quay lại với Đại Hán sau khi nhận tấu chương của viên sứ giả thì cũng nhanh chóng được thông qua và cũng chỉ sau 1 tháng, viên sứ giả đã mang thư hồi đáp cũng như khế ước đất của vùng Đông Sơn mang qua Di Châu.
Đại Hán cũng rất đơn giản là rút toàn bộ quan lại khu vực cũng như phần lớn dân số chỉ để lại khoảng 1 vạn dân cho vùng diện tích gần 150 ngàn Km2. Quả thực là cực kì thưa dân cư, đa số dân cư này đều sống trong rừng núi thành những nhóm nhỏ muốn tập hợp được cũng cực kì khó khăn.
0