Sau cuộc chiến căng thẳng trên biển Di Châu thì là những cuộc đàm phán trong hòa bình, hảo hữu của các quốc gia tại đây.
Nhưng hòa bình đó chỉ là giả tạo, bởi các quốc gia thường có xu hướng coi quốc gia láng giềng là kẻ thù bởi các t·ranh c·hấp lãnh thổ gây nên.
Việc thiết lập giao thương được với nước Việt đã giải quyết được vấn đề nan giải cho các quốc gia.
Có những nước thiếu muối, nước thiếu lương thực, nước lại thiếu vải…. nhưng tất cả các nước đều thiếu v·ũ k·hí.
Vậy là sau khi có được mớ thép về để rèn vũ khí thì bắt đầu các quốc gia lại rục rịch mài đao.
Thế nhưng tất cả vẫn chỉ chờ đợi, đó là 1 cái cớ để các quốc gia lôi nhau ra đấm.
Việc tạo lí do thì không có gì khó. Ví như thương đoàn đi Tây Hạ giao vải cũng như thép thì bị chặn cướp mất toàn bộ hàng mà chỗ bị cướp này trùng hợp lại khá gần Đại Hán.
Trong khi đó lại có vụ 1 bộ lạc thuộc Liêu bị kị binh giống quân Nguyên tấn công.
Cùng với đó, Đại Hán cũng đang chuyển quân về phía tây áp sát hơn với Tây Hạ hơn nữa khiến 2 bên càng căng thẳng.
Tất nhiên kẻ dàn dựng nên những việc này đơn giản là nước Việt, chỉ cần bỏ tiền thuê 1 đám tặc khấu làm việc là được.
Sau khi chúng hoàn thành công việc lại nhân danh những người anh em thiện lành của các nước đến tiêu trừ tặc khấu giúp. Cứ như vậy vừa được tiếng thơm lại không ai biết được những việc đã làm của Di Châu.
Mà mục tiêu của nước Việt là gì: đơn giản là chiến tranh sẽ khiến cho nền sản xuất các nước bị chậm lại đồng thời nhu cầu trang bị… tăng lên cực cao nhờ vậy lại trao đổi được nhiều hàng hóa hơn.
Cứ vậy trong vòng 6 tháng ở năm thứ 6 tại Di Châu, mỗi ngày có hàng trăm thuyền lớn tới cung cấp khoáng sản, nô lệ, gia súc.
Cũng nhờ có vậy mà khu vực đảo Phi nằm phía nam khai phá được thêm gần 10 ngàn km2, trở thành những vùng sản xuất nông nghiệp lớn.
Bởi các quốc gia tăng cường nhu cầu thì lại càng giúp cho nước Việt có được nhiều tài nguyên hơn nữa.
Cùng với đó, Di Châu viện đủ lí do để cung cấp cho các quốc gia theo dạng nhỏ giọt, nhằm tránh tạo 1 quái vật về quân sự ở khu vực đè bẹp các nước khác, khi thâu tóm được các quốc gia khác rồi với hình thức lấy chiến nuôi chiến thì kẻ cuối cùng bị làm thịt lại chính là Di Châu.
Đơn hàng của các quốc gia tập trung chủ yếu vào vũ khí như:
Đại Hán với quân số 100 vạn quân cũng đặt 20 vạn mũi thương cùng 10 vạn chiến đao.
Tây Hạ cũng tương đương với Đại Hán.
Chỉ Nguyên và Liêu thì lại đặt 20 vạn chiến đao cùng 10 vạn mũi thương.
Chiến đao của Đại Hán là loại lưỡi cong nhẹ với cán 20cm, lưỡi dài 70cm hơi cong nhẹ ở phía đầu lưỡi. Đây là loại chiến đao cho bộ binh cần tạo ra sức chém mạnh nhất gây nên sát thương.
Không như chiến đao cho kị binh của Liêu và Nguyên lại sử dụng độ dài tương tự nhưng cong hơn nhiều bởi khi cong như vậy lưỡi đao có thể thoát ra ngoài mà không bị kẹp cứng lại trong thân thể người bị chém.
Riêng về sức mạnh thì không cần lo bởi kị binh sử dụng lực không những từ cánh tay mà còn quán tính cũng như thế năng tạo ra vốn dĩ lực đã quá mạnh rồi cùng với đó do di chuyển nhanh nếu lưỡi đao không thoát ra thì sẽ bị mắc kẹt trong người khi đó hoặc bị té ngựa hoặc trở thành không có vũ khí.
Về mũi thương là thứ vũ khí chuyên dụng và phù hợp cho bộ binh bởi tính hiệu quả của nó đơn giản là rẻ, tiện lợi, nhẹ. Không như trường sóc được làm từ 1 thanh sắt dài nhọn toàn bộ là sắt nên cực kì nặng, không linh hoạt chỉ phù hợp với những người có lực tay lớn nhưng vung mấy cái cũng là hết sức rồi.
Thương thì cán bằng gỗ nên nhẹ hơn, mũi thương bằng sắt nhọn có 3 cạnh gây nên sát thương cũng như chảy máu nhiều hơn.
Trung bình 1 cây thương dài từ 2 tới 3m như vậy là dài gấp 2 tới 3 lần đao. 1 kẻ dùng đao muốn lao vào cận chiến được với thương thì việc đầu tiên phải né được những cú đâm, quét từ cây thương. Nói thì dễ hơn làm, thực tế không như phim ảnh nên dừng ảo tưởng lại.
Né 1 mũi thương đã khó thì né cả dàn mũi thương thì lại càng khó hơn.
Nếu như trang bị cho 1 đao binh thì sẽ gồm có áo giáp và khiên cầm để phòng thủ.
Thế nhưng trang bị cho 1 thương binh thì chỉ cần 1 cây thương dài 3m đứng trong đội ngũ mà chọc gần như có ít kẻ có thể tiếp cận hắn để gây sát thương được nên mới nói thương trận lấy công làm thủ, đao trận lấy thủ làm công.
Vũ khí và trang bị cũng là phù hợp với điều kiện cũng như đặc điểm của từng vùng.
Nước Việt với tài nguyên phong phú, công nghệ vượt trội lại đa dạng binh chủng nên việc cung cấp đầy đủ, phù hợp theo yêu cầu thực tế là chưa nói tới.
Nguyên, Liêu đặc trưng chiến đấu kị binh nhiều lại cần nhẹ nhàng nên đa phần là dùng đao cũng mặc giáp da tự chế. Trọng kị hoặc trọng bộ binh thì mới dùng tới giáp kim loại nhưng đa phần là những miếng đồng được ghép lại cũng như để che bộ phận yếu hại.
Hán, Tây Hạ, Sila, Câu Lưu những quốc gia này lại dựa vào nền nông nghiệp cũng như rừng nhiều nên lại chế nên các bộ giáp bằng vỏ cây, gỗ, xâu vào nhau.
Đừng nhìn vào các bộ phim cổ trang chỉ cần chém 1 cái là chết, thực tế không như vậy, mặc giáp vào sẽ cản lực đáng kể tác động lên người mặc. Thậm chí tỉ lệ bị giết bằng thương còn nhiều hơn là bằng đao bởi thương thì tập trung vào mũi nhọn khai mở sau đó những cạnh thương sẽ tạo ra vết rách lớn dẫn tới mất máu mà chết.
Bởi vì tiền có hạn cho nên các quốc gia cũng chưa dám nghĩ tới trang bị giáp lưới sắt hay giáp sắt cho binh lính mình mà tạm thời chỉ dùng tới những thứ đang có hiện tại.
Ngoài việc đặt hàng mua mũi thương và đao thì các quốc gia này còn đặt mua mũi tên sắt nhưng tính theo số lượng tấn.
Tất cả những đơn đặt hàng này đều được sản xuất trực tiếp tại Di Châu.
Thời này chưa yêu cầu chất lượng quá cao nên chỉ cần khuôn, máy dập sau đó là phần tra cán cuối cùng là mài bằng máy.
Nhờ việc sản xuất hàng loạt theo từng công đoạn lại sử dụng máy móc cũng như nhân sự có chuyên môn hóa từng công đoạn khiến cho chất lượng từng sản phẩm đều ở mức trung bình cao cũng như tốc độ cực kì nhanh chóng.
Cứ mỗi 1 dàn máy bao gồm hệ thống lò nung, máy dập có thể tạo ra tới 500 lưỡi đao mỗi ngày.
Tra cán lại chia thành 2 công đoạn nhỏ bao gồm:
Công đoạn tra cán gỗ đã được làm sẵn mẫu chung.
Công đoạn cố định bằng vòng thép và đóng đinh
Các công đoạn đều tiến hành lặp lại nhiều lần với cùng 1 khuôn mẫu đã làm sẵn nên mỗi 1 người thợ làm 1 công đoạn đều có thể làm được 100 sản phẩm mỗi ngày.
Vì thế ở phân xưởng làm đao chỉ cần 20 người công nhân cùng 5 người vận hành máy móc là có thể hoàn thành số lượng lớn vũ khí.
Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi bởi đó là trong phân xưởng chế đao còn để phục vụ cho phân xưởng chế đao thì ở bên ngoài cũng có 2 phân xưởng nhỏ hơn gồm 1 xưởng chế cán và 1 xưởng chế khoanh thép.
Về mũi thương và mũi tên thì đơn giản chỉ là đưa vào máy dập khuôn vậy là hoàn thành nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, mỗi 1 mũi thương sẽ bán kèm với 2 vòng thép cùng đinh để các nước tự tra cán cũng như gia cố cho cán thương chắc chắn.
Với đơn hàng lên tới 80 vạn chiến đao cùng với 100 vạn mũi thương và 20 tấn mũi tên cũng đủ cho 5 dàn máy của Di Châu hoạt động hết công suất cả 1 năm.
Di Châu hoàn toàn có thể tăng thêm dàn máy cũng như nhân công để hoàn thành sớm hơn đơn hàng thế nhưng không cần phải vội bởi đơn hàng này cũng không chạy đi đâu được.
Vũ khí dù sao cũng sẽ tiêu hao, số lượng chừng này vũ khí nếu cung cấp 1 lần thì hoàn toàn có thể diễn ra trận chiến quy mô lớn định đoạt thế cục nhưng cung cấp cầm chừng như vậy thì khiến cho chiến tranh kéo dài mà không nước nào chiến thắng 1 trận lớn.
Cứ như vậy cho tới cuối năm hoàn thành đơn hàng thì số đao, thương đã hư hỏng hết 7 phần rồi còn mũi tên thì khả năng là hết sạch.
Như vậy thì các nước lại sẽ đặt hàng tiếp còn nước Việt chỉ đơn giản đứng ngoài cung cấp nhu yếu phẩm cùng vũ khí cho 2 bên mà thôi.
Với đơn giá 1 chiến đao 300 đồng, 1 mũi thương 100 đông, 1 tấn mũi tên giá 500.000 đồng.
Cứ như vậy số tiền mà Di Châu nhận được từ việc bán vũ khí lên tới gần 450 triệu đồng Việt.
Để biết số tiền này khủng khiếp như thế nào thì đơn giản cứ quy ra gạo thì nó tương đương với 90 triệu tấn gạo trắng.
Số gạo này tương đương với lương thực của 250 ngàn người dân.
Cũng như số tiền trên nếu để mua nô lệ thì có thể mua được 45 ngàn người trưởng thành.
0