Các thủ lĩnh kia còn đề nghị lần sau Sơn cho người mang hàng tới các bộ lạc để lấy vậy nhưng Sơn lắc đầu bảo thay vì các vị đợi ta mang đên thì bọn ta sẽ mở 1 khu giao dịch lớn tại lãnh thổ của Voi bộ lạc nằm sát lãnh thổ của Sư tử bộ lạc như vậy mọi người có thể đến đây trao đổi, tại đó sẽ có rất nhiều vật dụng, thực phẩm đảm bảo làm hài lòng tất cả mọi người đồng thời người tham gia khu giao dịch sẽ được nước Việt đảm bảo an toàn. Ngoài việc là nơi trao đổi thì đây cũng là nơi tập trung đông dân cư sống cũng như làm việc cho các công xưởng, nông trường ở ngoại thành.
Đối với việc trao đổi và vận chuyển thì các thành viên của bộ nội vụ làm việc rất nhanh.
Những thành viên mới được đổi về cũng được chia thành 5 nhóm để vận chuyển và được ngỉ hồi sức tại làng Biên Hoà và nếu như không có gì thay đổi thì sẽ được huấn luyện tại đó trong thời gian ngắn sau đó sẽ chia đi các nơi.
Đồng thời, các thành viên bộ xây dựng cũng đã tới khu vực bộ lạc Voi cũ để thiết lập làng mới tạo thành khu giao dịch.
Vậy nên Sơn quyết định xây đại công trình thành Gia Định đây sẽ là nơi trung tâm kinh tế của cả nước cũng như là nơi giao thương với các thế lực, bộ lạc trong ngoài khu vực bởi đây có hệ thống đường thuỷ, bộ cực lớn có thể vận chuyển số lượng hàng nhiều cũng như nơi đây có thể huy động lượng nhân công từ các bộ lạc đang đói vào mùa đông kia bọn họ rất cần thức ăn vào mùa đông trong khi nước Việt thì lại chỉ thiểu nhân lực mà thôi.
Bởi đại công trình này nếu muốn hoàn thành nhanh trong 3 tháng thì phải cần tới 10 vạn nhân công làm việc liên tục.
Nước Việt chỉ có thể bỏ ra 2 vạn nhân công chịu trách nhiệm ở những hạng mục đặc thù còn việc tay chân phải thuê hết. Chỉ cần cho người đi tới các bộ lạc đó kêu gọi thì họ rất sẵn sàng đi làm công đổi thức ăn.
Theo như Sơn hướng dẫn tại vì đây là đồng bằng nên sẽ không có công sự tự nhiên bảo vệ vậy nên bắt buộc phải xây thành vậy nên thành sẽ rất lớn xây thành hình vuông với mỗi cạnh dài 5km mới đáp ứng được quy mô phát triển của nước Việt.
Cũng bởi vì có dòng sông Cả này chảy từ Trấn Ninh xuống vậy nên, Sơn hướng dẫn cho bộ kỹ thuật cho chặt các cây gỗ tại khu vực Trấn Ninh kết thành bè lớn sau đó sẽ vận chuyển người và vật tư xuống đây xây dựng.
2 vạn Con người và vật tư phần còn lại sẽ huy độn từ các làng Trấn Biên, Biên Hoà sẽ chuyển bằng xe trâu bò. Bởi vì đây là các làng có diện tích cũng như tài nguyên và con người nhiều nhất.
Nhân công nước Việt chủ yếu là các thợ thủ công trong các công tác nung, nặn gốm, gạch, làm đường, làm mái nhà....
Còn việc bưng bê, đào đất thì sẽ để cho các nhân công thuê thời vụ kia. Trả công cho bọn họ rất dễ, mỗi ngày chỉ cần 1kg thịt và 1kg bột khoai là được. Họ có thể ăn hết 1 nửa còn nửa còn lại đem về cho người thân trong bộ lạc.
Ngoài việc xây dựng thành thì đồng thời triển khai xây dựng các nhà xưởng và công trình phụ trợ của thành gồm có:
Khu cảng là nơi neo đậu thuyền cũng như đường thủy vào thành.
Xưởng đóng tàu thuyền với quy mô lớn bởi khu vực gần biển lại có con sông Cả lớn chảy qua nên rất phù hợp lại có lượng nhân lực cao rất phù hợp cho việc này cũng như để phát triển hơn, mở mang tầm nhìn thì cần có những con thuyền lớn vượt đại dương.
Khu chăn nuôi gia súc ở ngoài thành cũng là chăm sóc cũng như là nơi gửi gia súc của các thương đội tới đây. Những người mua bán gia súc có thể ở trực tiếp đây lựa chọn gia súc phù hợp cũng như thỏa thuận giá, tránh việc đem quá nhiều gia súc vào thành gây nên việc ô nhiễm môi trường.
Các lò sản xuất gạch nung, các ao hồ nuôi cá cũng được tận dụng từ việc móc đất để lấy gạch.
Riêng việc thành lập các nông trường canh tác lương thực, rau màu thì tạm thời chưa tiến hành do mùa đông có thể sẽ diễn ra 2-3 tháng có tuyết rơi nên việc làm đồng cũng như quy hoạch ruộng đồng sẽ trở nên vô ích.
Vậy nên Sơn lại cùng bộ kỹ thuật di chuyển bằng ngựa nhanh chóng tới làng Trấn Ninh, đây là 1 làng quan trọng trong các làng của nước Việt bởi ở đây có tới 30 nghìn dân cư tập trung 1 dải ven sông và khu vực sâu thêm bên trong.
0