Công nghiệp.
Năm vừa rồi đã chứng kiến sự đột phá của khoa học kĩ thuật đó chính là công trình tạo ra giấy cùng tạo ra sắt. Đó chính ra mở 1 thời đại mới đó là giấy đề có thể gửi thông tin, lưu trữ dữ liệu.
Việc chế tạo giấy cũng giúp cực kì nhiều trong việc lưu và truyền văn hóa cũng như lưu giữ những thông tin hữu ích, thống kê dân số…
Nông nghiệp
Luôn tiến hành cải thiện chất lượng con giống cũng như phổ cập kiến thức cho toàn dân sản xuất đạt kết quả cao nhất.
Phát hành các cuốn sách hướng dẫn chăn nuôi, trồng trọt để phổ cập kiến thức căn bản cho 1 nước nông nghiệp làm gốc.
Giao thông.
Khai mở đường sông nối các làng với nhau để vận chuyển dễ hơn. Vì vậy có thể sử dụng thuốc nổ vào đây để quá trình diễn ra được dễ hơn, tuy nhiên việc này cần từ tốn triển khai bởi sẽ ngốn lượng nhân lực rất lớn, ít ra cũng gấp 10 lần công trình thành Gia Đinh mới hoàn thành.
Lễ hội xuống đồng.
Ngoài lễ tết ra thì đây là lễ hội quan trọng nhất của nước Việt bởi đất nước này luôn lấy nông nghiệp làm gốc vậy tổ chức 1 lễ xuống đồng thật tốt đẹp cũng là mong muốn có 1 năm sản xuất được mùa bội thu cũng như vật nuôi phát triển nhanh chóng.
Như đã định ra từ trước, hằng năm cứ vào 10/1 thì nhân dân Đại Việt sẽ tổ chức lễ hội xuống đồng, trong đó tại thành Thăng Long là thủ đô Đại Việt thì đích thân hoàng đế sẽ thực hiện đường cày đầu tiên cũng như là người chủ trì lễ hội cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa giúp cho dân chúng có những mùa màng bội thu.
Lễ này diễn ra ngay tại thửa ruộng lớn mà trước đó đã được lựa chọn vị trí đẹp cùng với khoảng không gian rộng để mọi người văn võ bá quan lớn toàn bộ xuống ruộng cày, để nhắc cho người dân cả nươc rằng nước Đại Việt là quốc gia đi lên từ nông nghiệp nên bất cứ ai cũng cần phai biết cày cấy theo đó kể cả bá quan văn võ cũng phải biết mà làm.
Dưới sự chứng kiến của dân chúng thành Thăng Long sau đó mọi người trên khắp cả nước đồng loạt xuống đồng cày cấy bắt đầu mùa vụ mới mà các loại giống, trâu bò, dụng cụ cũng đã được chuẩn bị kĩ càng từ trước.
Để bảo vệ gia đinh hoàng gia cũng thân nhân các quan lại cấp cao thì bên phía bộ quốc phòng cũng có 1 trung đội riêng biệt sử dụng trang phục không cố định mà lại phù hợp với xung quanh để cải trang bảo vệ những nhân vật then chốt còn như những lần cần biểu trưng sức mạnh thì họ sẽ mặc toàn bộ trang phục màu vest đen, trang bị vũ khí đầy đủ, từng đó đủ để tạo nên sự nghiêm trang cũng như nghiêm chỉnh đại diện cho đất nước. Đội quân này được gọi là Vệ quân trực thuộc quản lý của Đá.
Những ngày sau đó, Sơn cùng các quan lại tại địa phương đến tận nơi xem công việc xuống đồng của bà con nông dân.
Năm nay, là năm đầu tiên thi hành chính sách cá thể do đó gần như mỗi nhà sẽ tự chủ động tới trạm giống của địa phương để mua giống hoặc là để vay mượn giống.
Chính việc này tạo nên sự tự giác của mỗi người cao hơn chứ không phải là chỉ lao động đổi thức ăn nữa. Họ sẽ tự làm tự ăn, đất có, giống có, chuyên gia tư vấn có, do vậy nếu họ đói ăn cũng chỉ do họ mà thôi.
Bởi vì công việc có rất nhiều mà tốc độ làm lại không kịp thế nên ở đây lại có phong trào đổi công tức là các hộ gia đình hàng xóm nhau sẽ giúp đỡ nhau công việc và sau đó gia đình này lại giúp gia đình kia như vậy vừa hoàn thành công việc nhanh hơn, tốt hơn lại còn tăng tình làng nghĩa xóm, gần gũi nhau hơn.
Toàn dân ra quân trồng trọt thì các sinh viên, học sinh tại các trường cùng các thầy cô giáo cũng ra quân trồng những cánh đồng, vườn rau, vườn khoai tự túc.
Riêng các sinh viên nghành khoa học kĩ thuật được đặc cách không tham gia nhiều vào lao động mà có thể đứng quan sát thế nhưng điều bắt buộc đó là phải xuống làm thử cũng như cuối ngày phải đưa ra ý kiến để nâng cao hiệu suất lao động.
Nhờ những nỗ lực của toàn dân mà các cánh đồng cũng được gieo trồng đầy đủ, góp công không nhỏ ở đây là đội ngũ học sinh sinh viên cũng như các giáo viên của học viên kĩ thuật
Nhờ đó mà năm nay đã có những cỗ máy phù hợp với yêu cầu được làm ra như:
1, Máy trồng khoai tây: là 1 hệ thống gồm 2 con trâu sẽ kéo 1 giàn lên luống khoai được gắn thêm giàn phía sau là có hệ thống xíc, đĩa để cứ mỗi 40cm lại lấy 1 miếng khoai tây giống đặt vào hố trước đó nó tạo nên sau đó lại có 1 cây gạt phía sau lấp hố. Mỗi 1 lần đi của hệ thống này có thể gieo 2 hàng mà chỉ sử dụng 2 con trâu cùng với 1 người gồm 1 người điều khiển trâu. Đi tới bao giờ hết giống trong thùng chứa thì khi đó lại cho thêm giống vào. Với tốc độ làm việc này có thể tương đương với sức lao động của 10 người trong cùng thời điểm.
2, Máy xạ lúa: Bởi việc chính sách Đại Việt đặt ra cây lúa là cây chủ lực của ngành kinh tế nông nghiệp cho nên việc cải tạo, nâng cấp các dụng cụ lao động là điều tất yếu. Trước đây, người dân vẫn thường phải gieo mạ sau đó lại mất công xúc cây mạ rồi lại cấy, ở đây nhân công cho việc cấy rất tốn kém, đối với 1 quốc gia định hướng phát triển nông nghiệp mà nói, sử dụng lao động quá nhiều mà không hiệu quả, đó là lãng phí nguồn nhân lực. Vậy niên các giáo viên của học viên khoa học kĩ thuật đã làm 1 thứ làm giảm chỉ còn 1/5 công lao động. Máy gieo được chế tạo từ thân cây tre được đục lỗ để cứ mỗi 15cm thì sẽ thả 1 lần khoảng 3-4 hạt giống mà chỉ cần 1 người kéo đi thôi bởi nó rất nhẹ. Mỗi 1 lần đi có thể gieo tới 20 hàng giống.
3, Thùng gỗ: bởi vì trước giờ người Đại Việt vẫn phải dùng chậu sành sứ để đựng nước tuy nhiên để 1 chỗ thì ổn nhưng đem đi lại khá khó khăn do nó khá nặng và và không chắc chắn, dễ bị đổ vỡ. Vậy nên các nhà khoa học đã nghĩ ra thứ thùng gỗ được làm bằng cách sắp chặt các miếng ván gỗ thông vào nhau tạo thành hình trụ và dùng miếng ván gỗ gép lại thành mặt phẳng sau đó dùng cưa để cắt cho đều. Bởi vì gỗ thông có tính dẻo dai cũng như sử dụng nhựa thông để bịt lên các vết nối gép nhờ đó không cho nước ra ngoài. Sau khi gép xong lại được đai thép bó lại chắc chắn cũng như đóng đinh vào để tăng sự liên kết. Chỉ làm thủ công nhưng thùng gỗ này cũng đạt tới sự hoàn mĩ gần như tương đương với các sản phẩm của thế giới hiện đại. Thùng gỗ sau khi phát minh được đưa vào cuộc sống và cho thấy tác dụng rất lớn, nhờ có vậy mà nhà nước đã mua công nghệ bản quyền của sản phẩm này, mở ra các xưởng sản xuất đồ gỗ bán cho dân cư. Nhờ có thùng gỗ mà việc gánh nước tưới cây cũng như đựng vật dụng lâu ngày trở nên dễ dàng hơn đối với dân cư nước Đại Việt vậy.
Phải biết rằng tại nước Đại Việt, các trường đều có kinh phí hoạt động riêng do nhà nước hỗ trợ thế nhưng nếu họ có phát minh để cải tiến thì có thể mang tới bộ khoa học công nghệ hoặc các văn phòng địa phương gửi thử nghiệm cũng như có thể bán lấy phần thưởng.
Chỉ với riêng máy gieo xạ lúa của bộ nông nghiệp phát minh cũng bán được số tiền mà có thể nuôi sống gia đình cả 1 đời sung túc cũng phải biết rằng nhiều tới mức nào.
Học viện khoa học kĩ thuật cũng như viện hàn lâm khoa học là những nơi đạt được nhiều phần thưởng nhất bởi suốt ngày họ nghiên cứu đồ vật ứng dụng thế nên mỗi nhà khoa học ở đây thường rất giàu có. Bởi đang là thời dại sơ khai nên gần như vật dụng gì cũng đều là 1 phát minh mới.
Mỗi trường đều có đặc thù riêng để có thể nhận được phần thưởng ví dụ như trường sư phạm đào tạo ra nhiều giáo viên cũng như các bài luận hay liên quan tới việc phát triển đất nước.
Trường quân sự đào tạo được nhiều chiến binh mạnh mẽ đạt các giải thì đấu cũng như tham gia chiến tranh đạt được chiến công lớn thì trường cũng như giáo viên hướng dẫn đó đạt được phần thưởng lớn.
Các quan chức làm tốt công tác của mình đạt được hiệu quả cao theo đánh giá của cấp trên cũng sẽ được thưởng xứng đáng, đồng thời mức lương hằng tháng của các cán bộ nhân viên nhà nước lại rất cao. Bởi vì kiếp trước Sơn thấy rằng mức lương của các nhân viên nhà nước kể cả quan chức rất thấp so với nhu cầu và xã hội dẫn tới họ lợi dụng chức quyền gây ra những hậu quả nghiêm trọng cũng như thất thoát ngân sách rất lớn mà chất lượng công việc lại cực kém đến mức dân chúng mất niềm tin vào các cán bộ viên chức nhà nước.
Thế niên kiếp này, Sơn quyết định cho lương của nhân viên công chức cực cao nhằm thu hút nhân tài làm việc cho đất nước cũng như khiến cho họ cố gắng phát huy năng lực để không bị thay thế bởi đãi ngộ quá tốt.
Đồng thời tận dụng tối đa sức lao động của công chức để bộ máy công chức không quá cồng kềnh trở thành gánh nặng của đất nước mà trở thành chất xúc tác cũng như bôi trơn cho hoạt động của nước Việt trở nên nhịp nhàng và tốt đẹp hơn.
Ở Đại Việt cây trồng tùy từng khu vực sẽ lựa chọn loại cây phù hợp. Ở các vùng trũng thì sẽ trồng lúa nước, ở những khu vực cao mà chỉ có nước vào mùa xuân thì sẽ được trồng lúa mì, ngô. Còn ở những vị trí vừa phải có độ mùn cao thì sẽ trồng khoai tây, nhất là những vùng mà quanh năm không có tuyết thì sẽ trồng khoai tây được quanh năm, thế nhưng để đảm bảo dinh dưỡng thì người dân sẽ trồng 1 vụ lương thực và 1 vụ rau màu ngắn hạn để bồi dưỡng thêm dưỡng chất cho đất.
Về việc quy hoạch diện tích các vùng trồng các loại cây gì thuộc về bộ nông nghiệp phụ trách do đó sẽ phân bổ từ địa phương cho phù hợp để tránh việc trồng các loại cây khác khiến cho vấn đề an ninh lương thực không đảm bảo
Cùng với thời đại máy móc chưa phát triển vậy nên Đại Việt vẫn thi hành chính sách trú binh ư nông. Tức là trong thời kì thường thì đa phần quân số sẽ trở về làm ruộng hoặc sẽ hỗ trợ các địa phương ngay gần đó làm việc bởi họ đều là nhưng nam nhân khỏe mạnh làm bất cứ việc gì đều rất tốt.
Tuy nhiên diện tích lãnh thổ rất lớn cùng với đó dân số còn quá thưa thớt vậy nên nhà nước cũng nghiên cứu ra nhiều phương án để gia tăng dân số như:
1, Hỗ trợ, khuyến khích việc sinh đẻ theo đó toàn bộ trẻ em được sinh ra và cho ăn học tới năm 16 tuổi toàn bộ được nhà nước ăn học để các em không thành gánh nặng của gia đình. Những chi phí này được lấy ra từ các cuộc giao thương lớn cũng như lợi nhuận của các công ty nhà nước cũng như thuế. Ngoài ra, sau khi được đào tạo thì các em sẽ được tuyển chọn vào các ngành ngề hoặc có thể tham gia quân đội cũng như cống hiến cho đất nước được ghi công và trả lương cao đủ nuôi cả gia đình.
Sau thời gian phục vụ đất nước hoặc lao động thì các em sẽ có 1 số vốn nhất định để xây dựng gia đình cùng với phát triển kinh tế.
2, Trên lãnh thổ rộng lớn của nước Đại Việt còn rất nhiều nơi hoang vu, sông núi, rừng rậm mà người Đại Việt chưa tới vậy nên cũng còn rất nhiều nhóm người hay bộ lạc nhỏ còn sống đó. Vậy nên, mỗi địa phương đều tổ chức các nhóm thám hiểm, nghiên cứu nhằm tìm hiểu thêm về các tài nguyên cũng như đặc điểm của vùng đất họ đang sống cũng như kêu gọi những nhóm người lang thang, bộ lạc nguyên thủy nhằm đưa những người này trở về và gia nhập xã hội văn minh.
Đặc biệt có rất nhiều gia đình phải chui vào rừng sống săn bắt hái lượm bởi các cuộc chiến tranh bộ lạc hay là những lời vu oan bởi người trong bộ lạc.
Sơn đã từng thấy ở bộ lạc mình từng có đứa trẻ đẻ ra bị thiếu 1 ngón tay hay ngón chân mà ngay lập tức bị bỏ vào rừng cho thú ăn. Thế nhưng từ khi có quyền lực thì Sơn đã thay đổi những tục lệ đó, đầu tiên là xóa bỏ toàn bộ uy tín cũng như lời ma mị của thầy cúng nhằm trả lời cho những hiện tượng lạ. Đồng thời cũng khiến cho toàn bộ dân chúng không còn tin tưởng vào dám vớ vẩn này chữa bệnh nhờ vào hệ thống giáo dục.
Chính sự giáo dục đó khiến cho con người sử dụng lí trí của mình nhiều hơn nên thay vào tin ở thế lực siêu nhiên họ đã tin hơn vào khoa học, những thứ không thể giải thích được thì đám giáo viên, nghiên cứu, học sĩ của viện hàn lâm sẽ tìm hiểu và trả lời, ghi chúng trên bảng thông tin của làng xã đó.
Đồng thời sức khỏe người dân dần được cải thiện bởi ngoài việc ăn uống đầy đủ ra, Sơn còn hướng dẫn các bác sĩ tìm hiểu thêm về vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể theo đó trong mỗi bữa ăn trong mọi người đều biết rằng 1 bữa ăn cần có đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ, nước uống.
Nhờ đó mà sức khỏe của người dân cũng được cải thiện đáng kể theo đó tuổi thọ của con người từ 40 tuổi tức là gần 40 thì họ sẽ rất yếu đến chết thế nhưng hiện tại sau 1 năm ăn uống đầy đủ và khoa học cùng với sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật quân sự, con người không cần quá mạo hiểm nữa thì họ vẫn còn rất khỏe mạnh thể hiện rõ ở da dẻ hồng hào, tóc bóng mượt, vẫn còn có thể tham gia thể thao, vận động tốt.
Chính nhờ việc tỉ lệ sinh nở cao, tỉ lệ chết giảm cùng với việc liên tục kêu gọi được những nhóm người nguyên thủy trở về tham gia xã hội văn minh nên đã khiến cho dân số tăng rất nhanh.
Trung bình mỗi tháng nước Đại Việt có thêm 100.000 nhân khẩu. Con số này tăng nhanh chủ yếu là từ những nhóm người nguyên thủy còn tỷ lệ sinh chỉ chiếm khoảng 30.000 người.
Nhân khẩu như vậy tăng nhanh nhưng cũng chi là trong thời gian nhất đinh 1- 2 năm bởi sau thời gian tìm kiếm hết người nguyên thủy thì sẽ không còn nữa mà phải dựa vào việc tăng dân số tự nhiên.
Chính nhờ việc liên tục tìm được các nhóm người nguyên thủy mà nhà nước bổ sung thêm được lượng lớn lao động có sức khỏe khá tốt bởi sinh tồn ngoài tự nhiên thì họ phải có sức khỏe tốt mới sống nổi.
Những người này thường sẽ được bố trí nhà ở tập trung, ban họ, cho công việc để đổi lấy đồ ăn cũng như trong thời gian này để đồng hóa họ bằng cách ở xen kẽ với các hộ gia đình khác để họ có thể sử dụng học theo sử dụng ngôn ngữ, sử dụng đồ vật, chế biến thức ăn.
Về việc không để các nhóm người ở lạc hậu với nhau bởi để họ ở với nhau thì sẽ cùng kéo nhau lạc hậu theo cùng với đó sẽ hình thành các phương pháp để chống sự đồng hóa. Đó cũng chính là nguyên nhân mà 1000 năm bắc thuộc người Việt đã không bị đồng hóa mất.
Cũng như sau chiến tranh năm 1975 có bộ phận lớn người di cư sang Hoa Kì sống tập trung tại 1 nơi mà biến nơi đó thành khu vực có thể sử dụng tiếng Viêt hoàn toàn chứ không cần tiếng Anh. Đó chính là cái nguy hại của việc đồng hóa mà không bỏ công sức.
Sơn cũng không muốn sau này ở các vùng miền lại có mấy tiếng xi lô xì lao hay mấy tiếng hú hú ớ ớ lạ hoắc mà không nge được.
Vậy nên để nhanh chóng đồng hóa các bộ lạc cũng như để nhanh chóng cho người mới gia nhập thì tất cả những người mới phải được tách ra. Tuy ngoài miệng Sơn nói rằng như vậy giúp tạo điều kiện để họ có thể phát triển cũng như hòa hợp nhanh chóng với xã hội của Đại Việt thế nhưng thực tế mục đích chính đó là Việt hóa bọn họ.
Tính tới nay, diện tích lãnh thổ của nước Đại Việt đã lên tới 100.000km2.
Diện tích phải nói rằng thật sự khủng bố tuy nhiên dân số lại quá ít dẫn tới còn nhiều vùng hoang vu thế nhưng với dân số ít cộng với chưa có máy móc nên việc khai thác được ít cũng là điều dễ hiểu mà thôi.
Chủ trương của Đại Việt do Sơn đề ra đó là xây dựn các vùng trọng điểm sau đó phát triển rộng ra theo hướng biển như vết dầu loang.
Đồng thời phát triển cũng phải giữ cân bằng sinh thái chính là tạo nên các khu rừng rộng lớn nằm ở những địa hình hiểm trở thế nhưng cũng phải tiến hành săn bắt để lấy thịt cũng như cũng cấp nguồn giống cho cả nước.
Do vậy cần xử lý 2 vấn đề thứ nhất, tiêu diệt bớt lượng hung thú như hổ, gấu, chó sói để bảo tồn các loài ăn cỏ, gặm nhấm từ đây mới bảo tồn được nguồn gen quý. Hình thành cánh công viên rộng lớn dể các loài thú ở đây thoải mái phát triển.
Các tuyến đường cần phải tránh việc đi qua các khu rừng này để không ảnh hưởng tới hệ sinh thái nơi đây.
Đặc biệt trong thời gian này cũng là lúc rảnh rỗi của Sơn do đã phân công việc cho các bộ cũng như có các chuyên trách công việc. Sơn cũng có thêm thời gian để nhớ lại các món trong kí ức, bởi vì văn hóa 1 quốc gia thể hiện qua nhiều hình thức từ âm nhạc, thơ ca, lễ hội, ẩm thực.
Về âm nhạc và thơ ca thì sẽ được hình thành dần theo ngôn ngữ phát triển đồng bộ
Lễ hội sẽ đi cùng theo lịch sử của dân tộc, ở đây là 1 thế giới khác cũng có các mốc thời gian riêng của nó ví dụ như lễ quốc khánh, lễ tết, lễ thành lập các địa phương riêng biệt, lễ hội săn cá hay lễ xuống đồng.
0