2 ngày sau đó gần như không có cuộc đụng độ nào trên biển diễn ra nữa mà chỉ xuất hiện những thuyền tuần tra của 2 bên nhằm đảm bảo an toàn.
Trong khi quân Hán ở thế t·ấn c·ông thì quân Việt vẫn ở thế phòng thủ bởi vì chênh lệch lực lượng lên tới 10 lần khiến cho quân Việt không dám rời khỏi khu vực phòng thủ.
Ngoài việc, rải quân trên biển tại các thuyền thì chỉ còn cách phòng thủ chặt trên các đảo hệ thống phòng ngự thật chặt.
Rất may, đây là trên biển gió lớn nên khó tác chiến thuyền nhỏ chứ nếu trong sông gió ít, quân Hán sử dụng thuyền nhỏ tiếp cận thì toàn bộ bom của quân Việt đều sẽ bị vô dụng.
Khi đó, với lợi thế nhanh gọn, những con thuyền nhỏ này sẽ ngay lập tức vây lấy những thuyền chỉ cao hơn mặt nước có 2m này mà trèo lên sau đó dùng quân số áp đảo mà tiêu diệt.
Cả 2 bên đều biét lợi thế của mình, phía quân Hán là đông quân có thể dùng xác để xây nên chiến thắng.
Quân Việt lại có ưu thế là bên phòng thủ nên chủ động xây dựng các công trình phòng ngự cũng như thiết lập thêm các bãi mìn phòng ngự.
Những bãi mìn này được nối liền với nhau và được kích hoạt bằng cách đốt lửa, như vậy khi quân địch tràn vào có thể dùng 1 lượt mìn khiến cho quân địch bốc hơi toàn bộ trong khu vực bãi mìn đó.
Qua chiến trận lần đầu, họ cũng đã biết sự hiệu quả của bãi mìn đối với phòng thủ hiệu quả như thế nào cho nên lần này lại có nhiều hàng bãi mìn được đặt ra hơn nữa để bảo vệ những hòn đảo này.
Phía quân Hán lúc ngày dành nguyên 2 ngày để binh sĩ nghỉ ngơi cũng như tướng lĩnh họp phương án tác chiến.
Trải qua 2 trận chiến, họ đã chịu thiệt hại nặng nề mất đi 1 nửa số quân cùng thuyền. Ngoài ra số lương thảo còn lại cũng chỉ đủ duy trì trong 20 ngày nữa.
Bởi vậy những thủy sư đô đốc đây đều nhận định rằng cuộc chiến kế tiếp sẽ là trận dứt điểm hoặc là thành công chiếm được Di Châu hoặc thất bại thì phải rút về sớm để tránh việc chết đói trên biển.
Tướng Phúc Châu nói: Các vị ở đây đã thấy 2 trận vừa rồi uy lực của những quả bom nổ quân Việt quá nguy hiểm, toàn bộ thương vong của chúng ta đều vì nó gây ra.
Tướng Dương Châu hỏi: Đã ai có cách gì chống lại những quả nổ đó chưa?
Tướng Kinh Châu nói: Rõ ràng những quả nổ đó cần lửa đốt, nếu như kịp thời dập được ngòi nổ thì sẽ không phát nổ được.
Tướng Thanh Châu nói: Vậy thì trên thuyền chuẩn bị thật nhiều thùng gỗ chưa nước, cứ hễ có quả bom nào rớt lên thành thuyền thì dùng nước dội ngay như vậy bom sẽ không nổ được.
Tướng Phúc Châu lại nói: Ngoài việc dồn lại 1 chỗ như vậy chúng ta càng nên dang rộng cánh cung ra bao vây tấn công để khiến chúng rơi vào thế bị bao vây như thế hiệu quả của bom càng giảm trong khi
Tướng Phúc Châu lại nói: Nếu trong trường hợp chúng chạy ra xa thì chúng ta cũng không cần truy đuổi gắt vào mà tiến hành bao vây, tấn công lên đảo.
Tướng Kinh Châu nói: Tấn công lên đảo như lần trước thiệt hại rất nhiều, quả nổ đó gây uy hiếp tinh thần rất lớn đối với binh sĩ của chúng ta.
Tướng Phúc Châu cười nói: Thế thì trước khi tiến vào các bãi hãy bắn tên lửa lên trước để cho những quả nổ kia nổ trước khi binh sĩ đến như vậy không phải là an toàn sao.
Tướng Dương Châu nói: Nếu vậy cũng không thể đốt hết được mìn nhưng cũng giảm đi phần nhiều, đã tiến công lên đảo thì phải chấp nhận thương vong mà thôi.
Tướng Phúc Châu nói: Đã vậy ta chia quân ra 2 phần. 1 phần xua đuổi cũng như dàn rộng gây áp lực với thủy quân Việt, phần còn lại tiến công đảo, tiến công chậm mà chắc để đảm bảo thương vong thấp nhất. Sau 2 trận lớn chúng ta đã mất đi 1 nửa số quân rồi.
Nếu lần này chúng ta không thể đạt được 1 kết quả khả quan thì chúng ta không chỉ bị giáng chức mà còn có khi phải bồi thêm cái mạng nãy nữa.
Tướng Phúc Châu nói xong thì 3 tướng còn lại đều nghiêm lại lo lắng bởi bọn họ biết nếu bây giờ thắng trở về cũng đã là thắng thảm nhưng dù sao thắng vẫn hơn không dành được thắng lợi.
Mất đi 10 vạn quân để chinh phục 1 đảo nhỏ thì họ chỉ hi vọng giữ được mũ mình mà thôi chứ không thể thăng quan tấn tước gì được.
Sau khi, ngỉ ngơi, chuẩn bị 2 ngày thì tới ngày thứ 5 của hải chiến.
Quân Hán lúc này tung ra toàn bộ thuyền tấn công, với 1000 thuyền cùng 4 lâu thuyền trợ trận phía sau.
Đúng như dự đoán, toàn bộ quân Hán dàn ra ngoài bao vây lấy toàn bộ 7 đảo, trong khi đó, quân Việt chỉ còn cách tránh ra khỏi vòng vây của quân Hán mà chia quân ra 2 phần, 1 phần lùi vào giữa đảo 3 4 để nhờ vào phòng thủ bên vách núi của đảo 3 4 mà giữ lấy đội thuyền trong khi 1 nửa còn lại lùi về phòng thủ đảo lớn Di Châu.
Phía quân Hán thấy vậy cũng bao vây lấy 7 đảo phòng thủ lại để tiêu diệt cứ điểm này bởi chúng không thể dám đổ binh lên đảo lớn do nếu đổ lên đảo lớn thì sẽ gặp phải phòng thủ của đảo lớn bởi địa hình đảo lớn ở phía Đông thì rất dốc khó tấn công trong khi chỉ có 1 ít địa điểm có thể lên thì lại sợ gặp phải phục kích.
Đó là chưa kể nếu tấn công đảo lớn mà bỏ qua đảo Di Châu như vậy chắc chắn sẽ bị chặn đường rút lui. Như vậy nếu tấn công không thành thì toàn quân sẽ bị diệt, tất cả sẽ bị táng mạng ở nơi này.
Rút kinh nghiệm 2 lần tấn công trước, thủy quân Hán đã quá vội vàng xua quân lên nên liên tục gặp bẫy của quân Việt khiến cho thiệt hại binh sĩ quá lớn cùng với bị sốc tinh thần khi lần đầu đối diện với chất nổ, có sức công phá lớn nên có rất nhiều binh sĩ hoảng loạn không theo chỉ huy.
Vì vậy, lần này đội hình quân Hán dàn rộng, từ từ dồn ép quân Việt tại Di Châu bị tách thành 2 phần, cũng bởi vì chênh lệch quân số khiến quân Việt không dám để quân Hán tới gần vậy nên chỉ trong 1 ngày, toàn bộ quân Việt đã phải rút về phòng thủ tại giữa 2 đảo 3 4 và phòng thủ trên đảo Di Châu.
Trong khi đó, quân Hán cũng chua quân thành 2 phần, với ¼ quân số chặn đường phản công của quân Việt đang trên đảo Di Châu.
Lại lấy ¼ quân số dung để bao vây lấy các đảo còn lại. Bởi quần đảo này có hệ thống 5 đảo chụm lại phía sau còn 2 đảo phía trước gần nhau lại hơi tách biệt, do đó quân Hán nếu bao vây 2 đảo này lại thì 5 đảo phía sau sẽ rất khó tiếp viện bởi nếu tiến lên sẽ gặp quân Hán dàn quân ra rộng bao vây và tiêu diệt mất.
Như vậy, đến cuối ngày, toàn bộ quân Việt tại đây đã bị chia cắt 2 thành 2 phần, phần thứ nhất do những đội trưởng của các đại đội thám hiểm chỉ huy, phía dưới là rất nhiều người từ khắp nơi, từ những nô lệ được mua về từ người Liêu xa xôi lại có những người dân bản địa tại Di Châu lại có những người dân bộ lạc mới di cư theo lời kêu gọi của nước Việt lại gồm những thổ dân ở đảo phía nam theo lời kêu gọi tham gia kháng chiến để bảo vệ sự yên bình cho quê hương họ mà gia nhập quân đội tham chiến đã mấy ngày liên tục.
Đó không chỉ là lời kêu gọi đơn thuần như những quân đội đánh thuê mà đó còn từ ý thức mỗi người đối với cuộc sống bình yên của gia đình họ.
Nhất là những nô lệ được mua về bởi xuất phát điểm là những kẻ chỉ có thân phận tương đương với súc vật có thể bị chủ bỏ đói thậm chí đánh chết bất cứ lúc nào. Thế nhưng từ khi về với nước Việt, họ đã được coi là 1 con người bình thường, người Việt coi trọng họ như tất cả mọi người, cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm để họ cùng gia đình được thoải mái.
Vợ họ từ lúc này không còn bị cưỡng hiếp, con cái họ được ăn no. Họ được lao động để nuôi chính gia đình mình, con cái họ được đào tạo, giáo dục, được có tương lai tươi sáng.
Làm những kẻ được chui lên từ vũng bùn, họ sẽ không muốn mình hay gia đình mình lại trở về vũng bùn kinh hoàng đó nữa.
Chính vì thế, khi nghe thông báo rằng, quân Hán chuẩn bị tấn công nơi đây, gần như tất cả mọi người từ dân bản địa cho tới người thổ dân bộ lạc đều đồng loạt xin tham gia chiến đấu.
Kẻ có khả năng săn bắn thì xin vào đội cung thủ, người khỏe mạnh lại xin tham gia phu chèo thuyền, những người nhanh nhẹn lại đăng kí vào vị trí pháo thủ. Cho tới những trẻ em cũng xung phong vào các đội canh phòng đảo cũng như tham gia những tiểu đội vận chuyển trang bị, nhu yếu phẩm cho tiền tuyến. Bởi họ biết rằng góp thêm 1 người là góp thêm 1 phần sức mạnh, góp thêm 1 phần để bảo vệ cuộc sống bình yên của mọi người cũng như bản thân mình.
Thậm chí, những vị trí nguy hiểm tuyến đầu, dễ mất mạng thế nhưng không 1 ai tỏ vẻ sợ hãi nhất là những người trước là nô lệ, họ cực kì trân trọng mạng sống của mình thế nhưng họ càng biết rằng chỉ khi bảo vệ được nơi đây thì mạng sống họ, con cái họ mới có quyền được sống, nếu không thì chỉ có cái chết chờ đón.
Những lãnh đạo Việt luôn tôn trọng tất cả mọi người từ bất kì xuất phát điểm nào. Và nếu như có ai hi sinh tính mạng hay 1 phần thân thể cho đất nước này thì người đó được mọi người kính trọng bởi đó chính là đổ máu cho những người còn sống, vì thế họ hoàn toàn được chăm sóc bởi nhà nước hoặc con cái họ sẽ được lo lắng cũng như lớn lên với niềm tự hào là con của người quân nhân vĩ đại.
Tuy thua kém quân Hán rất nhiều về số lượng nhưng tinh thần của quân Việt lại lên rất cao bởi mục đích không chỉ là chiến đấu mà còn là bảo vệ ngôi nhà, làng mạc, người thân ở sau lưng.
Bảo vệ người vợ trẻ mới cưới về mà 2 người chưa có nhiều thời gian bên nhau lại bảo vệ những đứa con ngây thơ, để cho chúng có 1 tuổi thơ bình yên hạnh phúc thay vì trở thành nô lệ bởi là kẻ thua trận. Tất cả họ chiến đấu không chỉ bởi sinh mạng của mình mà còn vì tất cả những người thân của mình.
Vậy mới thấy trong những cuộc chiến thì người phòng thủ luôn chiếm ưu thế hơn bởi ngoài việc am hiểu địa phương còn thứ quan trọng nhất là tinh thần “thà chết không lùi”.
Bởi sự thận trọng của quân Hán cũng như quân Việt nên gần như cả ngày hầu như không có giao tranh nào lớn mà chủ yếu là các cuộc truy đuối nhau trên biển.
Khi thì quân Hán dùng 3 thuyền đuổi 1 thuyền Việt, khi thì 1 thuyền Việt có thể đuổi 1 thuyền quân Hán, 2 bên cứ liên tục giằng co vây nên cả ngày chỉ có 10 thuyền quân Hán bị tiêu hủy cùng thủy thủ đoàn do bị dính bom của quân Việt may mắn đánh trúng cùng với 2 con thuyền quân Hán do không thông thuộc khu vực này mà va phải đá ngầm nên chìm mất.
Kết thúc, ngày thứ 5 của hải chiến thì khi này thế trận chính thức thuộc về quân Hán bởi quân Việt nằm trên 7 đảo phòng thủ chỉ còn cách co cụm lại nơi đây, dựa vào hỏa lực để liên tục chống lại từng đợt tấn công của quân Hán.
Đến cuối ngày thứ 5, dưới ánh trăng quân Hán tận dụng lợi thế đêm tối kết hợp những tảng đá để tiến lên.
Quân Hán chỉ tấn công ở đảo 1 2 đã liên tục bị tấn công nhiều nhất dẫn tới lượng khí tài tiêu hao quá nhiều trong khi quân Hán không hao tổn bao nhiêu.
Quân Hán sử dụng từng tốp 10 người cùng đi lên và mang phía trước là tấm ván được gắn trên đó là lớp bùn kết hợp với rơm để tránh việc bom phát nổ trên đây cũng như những mảnh kim loại văng trúng.
Với tấm chắn được thiết kế riêng chống lại bom thì khá hiệu quả, thương vong giảm đáng kể cũng như quân Hán không còn tràn lên 1 lượt nên hiệu quả bom cũng bị giảm.
Với 10 người tiến lên thì có 6 người có nhiệm vụ mang tấm ván trước để chắn và 3 người đứng sau dùng cung bắn trả lại quân Việt đang phòng thủ.
Cứ vậy từng tôp 10 người tiến lên, nếu có 1 tốp bị hạ gục thì lại có tốp khác tiến lên thay thế.
Quân Việt ở trên này vẫn liên tục dùng bom nổ ném xuống nhưng không hiệu quả mấy bởi những quả bom này gặp nước thì ngay lập tức không nổ nữa.
Gặp tình trạng này, đội trưởng tên Dũng phòng thủ đảo số 1 nảy ra ý kiến, bọn chúng sử dụng tấm chắn ướt vậy tránh bom không đốt được thì chúng ta cần phải đốt luôn cả tấm chắn.
Nghĩ vây, đội trưởng Dũng ra lệnh: Ném 10 bình dầu xuống khu vực chúng tấn công!
Ngay lập tức 10 bình dầu ném xuống: bụp! xoang! Tiếng vỡ của những bình gốm chứa dầu.
Dũng ra lệnh tiếp: bắn tên lửa xuống.
Lập tức những mũi tên lửa lao xuống đốt khiến những bình dầu vừa rồi đã vỡ ra đốt cháy tất cả xung quanh.
Quân Hán lúc này hoảng loạng la hét bởi lửa từ dầu là không thể dùng nước dập tắt lại xung quanh toàn đá vậy nên cũng không thể lăn ra được.
Chỉ ngắn gọn trong vài phú cả khu vực bãi đá mà quân Hán đang tấn công giống như 1 biển lửa, thiêu đốt tất cả con người, quần áo cho tới những tấm ván đều cháy, kèm theo đó là những tiếng la hét từ địa ngục nge cực kì đáng sợ.
Sau những tiếng la hét đó là những cảnh chạy trốn nhanh chóng, chúng muốn lao ra biển thế nhưng bãi đá lúc trước là địa hình ẩn nấp thì lúc này lại là chướng ngại, chúng không thể chạy như trên đất bằng được.
Quân Hán liên tục chạy ra biển, liên tục vấp ngã gãy tay chân thế nhưng trong tứ chi còn chi nào thì dùng chi đó cố gắng bò ra tới biển để tự cứu lây sự sống.
Thế trận lửa đáng sợ nhưng không tiêu diệt quá nhiều quân địch mà chủ yếu là ở những tác hại sau đó bởi những binh sĩ Hán bị đốt cháy bới dầu chia sau khi xuống biển cũng sẽ bị bỏng mà lột hết 1 lớp da chỉ còn lại tấm thân lỗ chỗ do bị lửa đốt mà lòi cả thịt ra ngoài, sau đó vì sinh mạng mà lao xuống biển lại bị nước biển xát vào càng đau đớn hơn nữa lại khiến cho máu đỏ lên thêm 1 lần.
Đàn cá mập sống quanh đảo Di Châu có khá nhiều lúc này cũng theo mùi máu mà tới đây để tận hưởng bữa tiệc nhờ đó mà lần nữa tạo thảm cảnh đối với quân Hán.
Lao lên đảo lần đầu thì gặp trận bom nổ, lần thứ 2 lao lên thì gặp biển lửa, rút chạy về thì lại bị đàn cá mập theo mùi máu tấn công giết những người đang bị thương.
Cũng vì 1 trận khiếp đảm này mà quân Hán lập tức lui binh trở về thuyền nghỉ ngơi cho ngày sau.
Trong khi quân Hán ở các thuyền khác vẫn giữ đội hình bao vây chăn đường tiếp tế của quân Việt cho 2 đảo 1 2.
Nhờ thế trận hỏa công này mà quân Việt cũng được nghỉ ngơi 1 đêm thế nhưng lượng bom, mũi tên, đá, dầu lửa của quân Việt trên đảo thứ 1 đã gần hết, chỉ đủ phòng thủ cho 1 đợt nữa thôi.
Nếu không có viện trợ thì chắc chắn họ sẽ phải chết bởi đảo chỉ có 1 đường xuống đã bị quân Hán chặn mất rồi.
Dũng cũng hạ lệnh cho mọi người tu sửa lại những vị trí phòng thủ sau đó thay phiên nhau nghỉ ngơi giữ sức cho ngày hôm sau.
0