0
Cao điểm tại đảo thứ nhất chỉ chịu đựng được sau 30 phút liên tục hứng chịu bom cùng lửa thì cũng không còn phản kháng hay tiếng người nữa.
Bởi toàn bộ quân Hán trên đây đã bị c·hết bởi bom hoặc bị ngất đi do áp lực bom ở cự li gần gây ra.
Thấy tình trạng vậy, Tuấn liền ra lệnh: Tiểu đoàn 1 tiến lên!
Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1: Rõ!
Sau đó, hắn dẫn toàn bộ tiểu đoàn 1 tiến lên đảo, lần lượt vượt qua từng chướng ngại vật để tiếp cận đỉnh đảo 1 cách an toàn bởi không còn tên địch nào còn khả năng chống cự.
Trước mắt của tiểu đoàn 1 là 1 khung canh tan hoang, đất đá vương vãi khắp nơi cùng xác thịt cũng như thân thể con người vắt vẻo khắp nơi do bom nổ mà bắn lên.
Cũng còn nhiều kẻ nằm đó rên la hoặc còn có những kẻ nằm yên ngất đi nhưng không nhìn thấy tổn thương.
Thấy những kẻ như vậy thì binh lính Việt chỉ đơn giản là 1 đao chặt đứt cổ để chúng không còn cơ hội phản kháng nữa cũng giúp chúng tránh khỏi nỗi đau xác thịt sau này.
Sau khi lên tới cao điểm, tiểu đoàn 1 lập tức bủa đi các hướng để tìm kiếm xác của đồng đội họ.
Tất cả đề đ·ã c·hết và bị lột đi rất nhiều đồ thế nhưng trên mỗi người chiến binh Việt đều có mang 1 thẻ tên bằng đồng được khắc đầy đủ thông tin gồm có tên tuổi cũng như quê quán đơn vị.
Kể cả những chiến binh mới gia nhập cũng đều có được vòng cổ định danh này.
Nhờ thế mà chỉ sau 1 lúc tìm kiếm, tiểu đoàn 1 đã tìm thấy 1 đống xác bị vứt ở 1 góc mé núi, tất cả những xác này đều bị xếp chồng lên nhau trông rất ghê thế nhưng trên mỗi khuôn mặt họ không hề có nét sợ sệt trước c·ái c·hết mà đều là khuôn mặt tức giận bởi khi đó họ còn đang phấn chiến.
Trải qua 1 hồi dọn mới tìm thấy được hơn 200 cái xác được nhận diện nhờ thẻ tên cũng như người quen nhận ra ho.
Tất cả họ đều đ·ã c·hết mà mới chỉ 2 ngày thôi nhưng với điều kiện nóng cũng như máu chảy ra ẩm khiến cho quá trình phân hủy diễn ra mạnh. Tất cả đều đang bốc mùi cực kì khó chiu.
Thế nhưng đó là đồng đội, chiến hữu của họ, thân là chiến binh nên họ không biết sau này mình có phải c·hết không nhưng cũng mong rằng người còn sống có thể đối với thân xác mình tôn trọng.
Vì thế nên tiểu đoàn 1 đã sử dụng vải quấn họ lại sau đó đặt trên từng tấm ván buộc chặt thả xuống bãi biển cho người dưới này nhận.
Tuấn nhận thấy toàn bộ xác đã và đang phân hủy mạnh rất h·ôi t·hối.
Tuấn nói: Đồng đội của chúng ta c·hết cũng không thể để họ cứ h·ôi t·hối vậy được! Mau sắp xếp 1 chiếc thuyền sau đó đặt tất cả thân xác họ lên thuyền chở về đảo 3 4.
Thấy quân Việt chỉ tiến hành lên đảo thu dọn tử thi đồng đội thì quân Hán bên này cũng cực cảm động, họ là chiến binh cũng mong đồng đội đối xử vậy mà không hề tổ chức t·ấn c·ông nữa.
Nhờ thế mà chỉ trong chốc lát, toàn bộ tiểu đoàn 1 cũng trở về thuyền cũng như chuẩn bị 1 thuyền được kéo theo trong đội hình để chở xác của Dũng và những liệt sĩ nước Việt này mà không hề găp đợt t·ấn c·ông nào.
Lúc này đây cả 2 bên đều ý thức được đây là hình thức tri ân đối với tử sĩ của mình mà không động gươm đao.
Trong khi quân Việt vừa rút vừa phòng thủ thì quân Hán cũng tiến hành đi theo mà chỉ bao vây không t·ấn c·ông.
Tương Phúc Châu cũng thể hiện lòng mình cho binh sĩ dưới trướng bằng cách cho người lên đảo chôn cất những người đ·ã c·hết để họ được nằm yên trên đất mà không chịu động vật ăn thịt.
Chính hành động này cũng khiến uy vọng của tướng Phúc Châu trong lòng binh lính dâng lên cực cao, những binh sĩ Hán cũng sẵn lòng hi sinh mạng mình để đi theo vị tướng này.
Tuấn trở về đảo 3 4 liền ra lệnh: Đào huyệt chôn cất những anh hùng đã ngã xuống vì đất nước.
Tất cả có 500 người trên đảo thứ nhất nhưng chỉ có 200 xác được tìm thấy còn lại những người khác đều đã bị mất xác vì lao xuống biển hoặc tan xác trong bom đạn.
Thế nhưng để tri ân đối với anh hùng đất nước, Tuấn nói: Tất cả những người hi sinh đều có mộ và bia mộ, kể cả không tìm được xác họ thì vẫn phải có cho họ bia mộ nằm tại nơi đây.
Khu nghĩa trang này được đặt theo đúng từng đội khi họ còn sống, tất cả những người nằm xuống đều được đặc cách tăng 1 bậc quân hàm, với người nằm trên cùng là
Thượng Tá: Vũ Văn Dũng. Hi sinh ngày 20/5/0005.
5 trung tá gồm: Hà Văn Lâng, Phạm Vũ Trung, Phạm Vũ Kế, Trương Đức Nhân, Nguyễn Văn Phong.
Phía dưới có đầy đủ từ Binh nhì cho tới thượng úy, tuy rằng tất cả không biết ngày sinh tháng đẻ nhưng tên họ đều được ghi lại cũng như cùng 1 ngày mất 20/5/0005.
Tại đây nghĩa trang này tại đảo số 4 nhưng đây là lần chiến đấu quy mô lớn nhất cũng như thiệt hại lớn nhất của q·uân đ·ội Việt vì thế về sau này, khi mà Sơn ghé thăm nơi đây đã đích thân đặt tên cho nghĩa trang” Nghĩa trang Trường Tồn”.
Cũng tự tay Sơn viết lên dòng chữ:
“Những c·ái c·hết mang tên bất tử, xương máu anh trường tồn với non sông”.
Tên nghĩa trang Trường Tồn cũng được trở thành tên của quân đảo này từ đó mang tên quần đảo Trường Tồn.
Về trận đánh này cũng được đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình dựng nước Việt được đưa vào sách sử Việt để trẻ em sau này biết được để có được non sông này đã có rất nhiều anh hùng đã phải ngã xuống để chúng có được điều kiện như bây giờ.
Trong giáo dục của nước Việt luôn lấy môn lịch sử làm môn học bắt buộc và quan trọng nhất bởi vì nếu con người có tài và không có đức là kẻ vô dụng, kẻ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Chính vì thế việc đào tạo để thế hệ con em này thêm yêu quê hương đất nước mình là điều bắt buộc để đám trẻ khi lớn lên luôn có trong mình suy nghĩ làm sao để góp phần xây dựng đất nước mà để xây dựng tinh thần đó không gì tốt hơn là lịch sử, dùng hình ảnh ngã xuống của bậc tiền nhân làm gương cho lũ trẻ để biết quý giá.
Cũng từ đó mà có rất nhiều trường hợp học rất giỏi nhưng không thể lên nổi lớp bởi môn lịch sử quá kém thì ngay lập tức phải ở lại lớp.
Quay lại với hải chiến tại Di Châu, lúc 2 bên thu dọn chiến trường, chôn cất tử sĩ cũng là lúc cả 2 chậm lại nghỉ ngơi cũng như cả ngày hôm đó không còn 1 trận chiến dù nhỏ nhất nữa bởi cả 2 đang bồi hồi xúc động cũng như đang thương tiếc đồng đội đã ngã xuống của họ.