Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Trò Chơi Sáng Tạo Thế Giới
Unknown
Chương 43: Chiến tranh nô lệ (4)
Dưới sự lãnh đạo của thái tử Alsodidae phe nô lệ bắt đầu lộ rõ sự không đồng nhất của một đội quân ô hợp, gồm nhiều thành phần không thống nhất. Trong khi đó, sau khoảng thời gian ban đầu gặp khó khăn trong việc dự đoán quân thù, Alcalinae dần dần chiếm được lợi thế. Liên tiếp những thắng lợi trên mặt trận mở khiến sĩ khí của quân ngày một lên cao.
Liên tiếp sau đó là những chiến công đoạt lại ba thành Zelmara, Tlacelel, Nopaltzin.Quân đội của thái tử Alsodidae càng cho thấy sự chủ động trong chiến lược của mình
Nhận thấy không thể đối chọi lại với quân triều đình trực diện trên bình diện quy ước. Pipidae ra lệnh cho toàn bộ nô lệ rút vào trong thành và dùng những bức tường thành kiên cố để phòng thủ.
Chiến thuật này đã tỏ ra hiệu quả khi quân triều đình gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ những bức tường thành của các thành phố các thành phố Tlacelel, Eztli và đặc biệt là Tlaxtla.
Thế trận chiến bắt đầu bước vào giai đoạn giằng co, trong vòng một năm quân triều đình bắt đầu dần dần đánh chiếm vùng ngoại ô trong khi phe nô lệ cố thủ trong các thành phố lớn.
Bước tiến quân của quân triều đình chậm lại đáng kể.
Lúc này nghe theo kế sách của Dicroglossidae, Alsodidae bắt đầu chậm lại xây dựng lại quân đội đồng thời đánh chậm và chắc, bước tiến dần dần. Tất nhiên đã có một hầu quan thúc giục thái tử tiến công nhanh hơn. Nhưng khác với Dicroglossidae, Alsodidae tỏ ra hung bạo hơn nhiều và cũng khác với vị cựu tướng già khi tên hầu quan bị mắng chửi một trận và bị cắt đứt lỗ tai. Vì Alsodidae là thái tử hầu quan phải im lặng lui ra mà k dám ho he gì.
Chiến sự tiếp tục giằng co cho đến khi một bước ngoặc xảy ra. Tại thành phố Tlacelel. Sau nhiều tháng bao vây, buộc quân nô lệ phải dùng đến cả cách ăn thịt đồng loại. Cuối cùng một nô lệ tên là Sooglossidae vì không chịu nổi đã phản bội quân nổi dậy mở cửa thành, quân Ansa nhanh chóng xông vào thành, những người nô lệ phần do c·h·ế·t đói phần do không có điều kiên chiến đấu đã bị đánh bại hoàn toàn.
Alsodidae sau đó ra lệnh đem toàn bộ các nô lệ còn sống sót tra tấn và ném xuống vách đá bất kể đàn ông đàn bà hay trẻ con bất chấp sự phản đối của Dicroglossidae.
Tlacelel thất thủ và chiến thuật tàn nhẫn của Alsodidae đã có tác dụng làm mất tinh thần của quân nổi dậy, sĩ khí của quân nổi dậy sa sút. Thị trấn Meztli bị công phá và Tlaxtla lại một lần nữa bị bao vây.
Đối với phe nô lệ, đây là biểu tượng của chiến thắng và sự quả cảm còn đối với quân triều đình, Tlaxtla là biểu tượng của sự sỉ nhục. Đặc biệt là quan cố vấn Dicroglossidae, Tlaxtla càng là thứ gợi nhớ đến thất bại ê chề của ông.
Riêng bản thân ông cũng có món nợ với tướng thủ thành Hyloxalinae.
Bản thân Hyloxalinae cũng chuẩn bị cực kỳ sung túc cho một trận công thành chiến lâu dài. Khi đang đi tuần tra dọc theo các bức tường thành. Hyloxalinae nhìn về phía đại bản doanh quân Ansa. Ông cảm thấy có gì đó không đúng.
Khác với lần trước quân Ansa chỉ bao vây và đánh công thành chiến.
Lần này, một số lượng lớn công nhân thợ đá được huy động đào xa xa tại phía bắc kia nơi mà khúc sông xưa mà Asa đại đế yêu cầu xây dựng.
Bản thân Hyloxalinae không biết quân Ansa đang làm gì nhưng trực giác của một vị tướng mách bảo ông rằng phải ngăn cản.
Nhưng ông định điều quân của mình xông ra phá, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của các phó tướng dưới quyền. Những người tin rằng chỉ nên cố thủ trong thành và họ còn nói lên rằng đó là lệnh của chủ tướng của họ, của Pipidae và họ nên nghe theo.
Hyloxalinae cảm thấy bất lực, quân số trong thành Tlaxtla trừ khi xông ra hết thì có cơ hội phá vây thậm chí ngăn cản kế hoạch của kẻ thù, còn không ông chỉ có thể bị động nhìn đối thủ triển khai.
Tuy nhiên, Hyloxalinae không bỏ cuộc, ông phái ra những toán kỵ binh nhỏ cơ động tiến hành tập kích quấy rối hòng ngăn cản quân Ansa, nhưng hiển nhiên việc đó là không đủ và không có tác dụng gì nhiều.
Có điều Hyloxalinae không biết, rằng linh cảm ông đã đúng. Bản thân Dicroglossidae sau khi bị cách chức đã rất tức giận và không phục. Sau khi về quê ở ẩn Dicroglossidae đã lật tài liệu bản đồ của Tlaxtla ra nghiên cứu nếu phải đánh lại trận Tlaxtla thì ông sẽ phải đánh như thế nào.
Cuối cùng khi nghiên cứu thì ông dần phát hiện ra một điểm.
Tlaxtla nằm ở hạ lưu cạnh công trình đào sông cũ, chỉ cần đào khơi dòng sông công trình cũ khai dòng về hướng Tlaxtla.
Tường thành Tlaxtla vốn được xây bằng gạch khô, ngâm lâu trong nước tất bị mục lở, vậy nên khi làm vậy những bức tường thành của Tlaxtla sẽ thành vô dụng vì ngập trong nước.
Ông đã tâu việc này cho Alsodidae
Thái tử Alsodidae nghe được kế sách của Dicroglossidae thì mừng lắm, cho là phải bèn ra lệnh khai sông về phía Tlaxtla.
Quả nhiên, khi mùa mưa đến, nước ngập tràn khắp Tlaxtla. Người Amphibia vốn tiền thân là loài lưỡng cư, tác chiến trên nước vốn là sở trường, khi nước ngập đến đỉnh thành, đích thân thái tử Alsodidae dẫn theo kỵ binh xông vào Tlaxtla.
Tại Tlaxtla, tình hình trở nên nguy ngập. Quân địch vây dưới thành, nước quanh bên hào, quân trong thành đã mất đi lợi thế tường thành. Tuy vậy, tướng thủ thành là Hyloxalinae đã cùng quân lính chiến đấu cực kỳ anh dũng, nhưng mà như thế vẫn chưa đủ.
Việc mất đi những bức tường thành bảo vệ lại thêm chưa từng đánh thủy chiến bao giờ.
Những người nổi loạn làm sao có thể so được với quân triều đình rất mạnh về mặt thủy chiến.
Cuối cùng, đích thân Alsodidae bằng một ngọn lao đã hạ gục Hyloxalinae, thi thể của y bị Alsodidae cho treo lên trưng bày cho những người vẫn đang bảo vệ thành.
Tinh thần của quân nổi dậy tan vỡ trước cảnh tượng đó. Tlaxtla thất thủ.
Sau năm năm, Tlaxtla lại trở về với Ansa dù chỉ còn là một đống đổ nát do trận lũ. Chiến thắng này khiến cho sĩ khí của quân triều đình dâng lên đến đỉnh điểm. Đặc biệt là Dicroglossidae.
Cuối cùng ông cũng đã rửa sạch mối nhục bốn năm trước đây và trả được thù cho những đồng đội đã ngã xuống.
Sau trận chiến, hai mươi nghìn nô lệ bị bắt làm tù binh đã bị hành quyết, số còn lại gồm đàn bà và trẻ con bị tra tấn và đem đi tiêu khiển. Cảnh tượng tại Tlaxtla khiến sau này các nhà sử học phải ghi lại rằng như địa ngục.
Tại Eztli, khi Pipidae đang chuẩn bị đi cứu viện nhận được tin rằng Tlaxtla đã thất thủ, quân triều đình sau khi chiếm Tlaxtla sẽ sớm hành quân đến Eztli, và ông đã bị cô lập. Nhận ra rằng cuôc nổi dậy đã thất bại và rằng mình sẽ sớm phải đối mặt với số phận giống như những người ở Tlacelel và Tlaxtla.
Pipidae quyết định ra tay đánh cược một trận cuối cùng, thà c·h·ế·t trong trận chiến còn hơn c·h·ế·t đằng sau những bức tường thành, ông tụ tập tất cả các nô lệ, ra lệnh cho vị tướng duy nhất còn lại của mình là Alcalinae trấn thủ Eztli, người đã giả c·h·ế·t và may mắn thoát c·h·ế·t rằng nếu ông thất bại y sẽ đưa đàn bà và trẻ em,đi trốn lên núi Yaotl không nên cố chấp thủ thành.
Còn đích thân ông sẽ dẫn những người còn lại quyết tử một phen với Alsodidae.
Cuối cùng, sau khi tụ tập tất cả tàn dư quân đội nô lệ còn sót lại, Pipidae dẫn theo quân đội của mình đối đầu với quân của Alsodidae.
Hai bên gặp nhau ở một khúc sông từng được đào bởi các nô lệ như một nhánh của kế hoạch đào sông của vua Asa.
Việc cuộc chiến diễn ra ở đây theo nhiều nhà sử học sau này đánh giá là như một định mệnh.
Tại đây sẽ là chỗ đứng cuối cùng của quân nô lệ và tại đây sẽ là trận đánh được ghi vào lịch sử. Trận sông Lisansa.