Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Vạn Cổ
Unknown
Chương 129: Sáng Nắng, Chiều Mưa
“Vậy những vụ án đấy có điểm gì đặc biệt không thưa ngài trưởng làng?” Dường như quá bận ăn uống không thể để tâm đến biểu cảm của trưởng làng nam tử hỏi.
Uống một ngụm rượu như muốn xua tan đi hết mọi nỗi sầu, trưởng làng sau khi nghe vậy thì khẽ cười rồi nói:
“Ngài đệ tử nhắc thì lão phu mới nhớ hình như mỗi khi sự kiện đấy diễn ra sau khi người vợ c·hết, người đàn ông gần như trở nên điên loạn không thể kiểm soát được mình mãi một thời gian sau thì mới trở lại bình thường được.”
“Cái này không phải là chuyện bình thường sao, vợ mất thì chồng điên loạn.” Tên nam tử kia nghe vậy thì thản nhiên đáp.
Trưởng làng nghe vậy thì khinh khỉnh, nhếch mép cười nhưng sau đó lại từ tốn nói:
“Ngài đệ tử nói đúng, có lẽ là do lão phu cả nghĩ.”
“Vậy chiều nay không biết ngài đệ tử sẽ làm gì?” Sắc mặt biến lại bình thường trưởng làng đổi chủ đề hỏi.
Nam tử nghe vậy thì đáp:
“Chiều nay sao, chiều nay ta đang định đi quanh làng để tìm hiểu một chút.”
“Vậy hãy để Thủy nhi đi cùng với ngài, mặc dù Thủy nhi mới đến làng được mấy ngày nhưng dù sao đối với làng hiểu biết cũng không kém.” Trưởng làng nghe vậy nói.
“Không, mong ngài đệ tử cùng ông nội thứ lỗi nhưng con không đi đâu.” Lời nói của cô gái dù từ tốn sắc mặt vẫn đạm mạc nhưng trong lời nói lại tỏ rõ thái độ kiên quyết cùng không ưu thích đối với nam tử ấy.
Dù sao thì ở đa số phụ nữ và một số ít đàn ông, vì ở phương diện này đàn ông không có nhiều là họ thường sống thiên về cảm xúc mà cảm xúc thì dễ thay đổi tùy theo hoàn cảnh lúc thì vui, lúc thì buồn, lúc thì thấy thích người này, lúc thì ghét người kia, … Hơn nữa họ thường không biết mình muốn cái gì và thứ họ muốn liệu có lợi ích thực sự đối với họ không vì họ thường sống thiên về cảm xúc, dễ bị ấn tượng, dễ thay đổi, … Thế nên mới có vụ sáng nắng, chiều mưa như Thủy nhi bây giờ.
“Sao Thủy nhi con lại không đi?” Dù sao cũng là kẻ lão làng, là người có kinh nghiệm chỉ cần liếc mắt, nghe qua giọng nói là đã biết tâm tư của người khác đang nghĩ gì rồi, tuy vậy trưởng làng vẫn quay sang hỏi sau khi nghe Thủy nhi nói xong, trong giọng nói thì giống như thể đang thắc mắc nhưng lời nói bây giờ giống như là đang ra lệnh hơn.
Dù sao người ta cũng nói con mắt là cửa sổ tâm hồn mà, tuy không biết là nam tử ấy có nhận ra không nhưng ngay sau khi nghe xong trưởng làng hỏi nhận thấy ánh mắt của cô gái ấy có chút gì đấy khó chịu, không ưu thích đối với mình thì nam tử ấy vội cười sảng khoái nói:
“Nếu Thủy cô nương không thích đi thì cũng không sao dù sao công việc điều tra cũng nhàm chán ấy mà.”
Trưởng làng nghe vậy thì cười trừ những trên khuôn mặt vẫn có chút áy náy mà nói:
“Thất lễ quá ngài đệ tử, Thủy nhi còn nhỏ, tính khí còn trẻ con nên sự đời có nhiều chuyện không hiểu mong ngài đệ tử rộng lượng mà bỏ qua cho.”
Đang nhai trong miệng một miếng đồ ăn tên đệ tử trẻ nghe vậy thì cười sảng khoái nói tiếp:
“Trưởng làng ngài nói gì vậy, Thủy cô nương đâu có làm gì sai đâu.”
“Vậy thì tạ ơn ngài đệ tử vì sự rộng lượng.” Trưởng làng sắc mặt như chút được cục đá tảng trên lưng nói.
Sau câu nói đấy của trưởng làng chủ đề của câu chuyện lại được thay đổi, cơm nước no nê sau khi lau miệng nghỉ ngơi một lúc nam tử ấy lại rời khỏi nhà của trưởng làng để đúng như lời nói của mình đi điều tra.
Buổi chiều nhanh chóng qua đi buổi tối nhanh chóng đến, đám thanh niên trai tráng bây giờ đã dọn cơm, dọn rượu ra một tấm phản gỗ được đặt ở ngoài trời.
Không giống như những nơi khác uống rượu thì dùng các chén nhỏ, ở nơi đây trước mặt mỗi người thanh niên là một cái chum nhỏ đựng đầy ắp rượu, ánh sáng từ trăng chiếu xuống đủ sáng để thay thế cho các đèn, đuốc, nến.
Dù sao đối với mức thu nhập và địa vị xã hội của bọn họ thì nến với đèn bình thường cũng khó để mua và dùng liên tục thế nên nhiều lúc ánh trăng cũng là ánh đèn.
“Không ngờ Ngự Lang tông lại cử một đứa trẻ.” Một tên thanh niên sau khi uống khoảng một phần tư bình rượu xong thì thở dài có chút bực tức nói.
Nếu như lúc trước sau khi nam tử ấy nói xong còn có người sẽ an ủi nói: “Thôi mà.” hay là những câu tương tự thì bây giờ tất cả đều câm như hến nghe tên thanh niên ấy thở dài.
Uống thêm một chút rượu nữa tên nam tử hướng về mọi người hỏi:
“Vậy khi nào bọn huynh đi?”
Mấy tên thanh niên còn lại nghe vậy thì cười khổ người thì nói ngày mai, người thì nói tuần sau, người thì nói tháng sau, ai cũng nói rõ ngày đi của mình nhưng lâu nhất cũng chẳng quá tháng sau.
Sau đó không khí của bữa tiệc lại trở nên trầm lắng, sắc mặt của ai nấy cũng đều mang một nét gì đấy buồn.
Bọn họ, những người còn ngồi ở đây trong bữa tiệc này đã là những thanh thiếu niên cuối cùng còn cố bám trụ lại ở cái làng, những người khác, những thanh thiếu niên khác, những gia đình khác muốn đi thì đều đã đi hết rồi.
Chẳng ai muốn phải xa rời quê cha đất tổ cả nhất là những người trong làng này, vì từ nhỏ ai trong làng cũng được dạy được kể về truyền thống về lịch sử của cái làng này đến nỗi những lời ru của những bà mẹ đã trở thành những câu hát về lịch sử của cái làng này và ai trong cái làng này cũng có một niềm tự hào đối với nó.
Nhưng cũng vì mạng sống, vì miếng cơm manh áo, vì nòi giống cần phải duy trì thế nên mọi người đều bắt buộc phải chọn dứt áo ra đi.
Nhìn thấy nỗi buồn được bộc lộ rõ không một chút che dấu nào trên khuôn mặt của mọi người tên thanh niên đó bật cười, một nụ cười chát chứa nhiều thứ trong đấy, nốc thêm một ngụm rượu mắt ngắm trăng thanh niên ấy nói:
“Nhớ ngày đó lão già nhà ta bắt ta phải học bằng được những cái ngón nghề của lão ta nhất quyết không chịu, bây giờ nghĩ lại sao mà dại thế phải chi ngày đó ta chịu học thì có phải bây giờ ta cũng có một chân thợ rèn rồi không.”
“Nhưng cũng may.” Thanh niên ấy nói đến đây thì bật cười rồi nói tiếp: “Ít nhất là còn lão đệ chăm chỉ học tập nếu không lão già nhà ta đến c·hết cũng không yên lòng mất.”
“Thôi uống đi.” Thanh niên giơ chum rượu lên vui vẻ lại mà nói. “Mai này mỗi người chúng ta sẽ đi về một ngả các vị có thể quên ta nhưng xin các vị đừng quên đi cái làng này vì cái làng này sẽ sống mãi trong tim của chúng ta và chỉ có thể c·hết đi khi ta quên mất nó, thế hãy để bữa cơm cuối cùng của chúng ta thật vui vẻ, UỐNG.”
“Nói hay lắm, UỐNG.”
“UỐNG”
“ĐƯỢC”
“…”
Đám thanh niên đang ngồi đấy ai cũng mang một nét mặt buồn sau khi nghe câu hưởng ứng thì đều vui vẻ, tất cả đều cầm chum rượu lên tu như muốn quên đi hết sự đời.
Rượu chảy làm cho ướt hết cả áo nhưng tất cả đều không quan tâm đến điều đấy, đồng loạt “Khà” lên một tiếng thật to sau đó tất cả đều nhìn nhau giống như những đứa trẻ nhỏ nghịch đất, nghịch cát làm bẩn hết áo sau đó quay ra cười nhau vậy.
“Nào các vị ăn thôi cơm rượu đã có đủ rồi còn đời có xô đẩy ta thế nào thì mặc nó, đêm nay…”
“Các vị đang chuẩn bị đi đâu vậy?”