Click quảng cáo, Mở shopee popup gia tăng khí vận 🤗
Vạn Cổ
Unknown
Chương 279: Tài Nguyên
"Dạ thưa ngài đệ tử." Lão già lễ phép nói.
“Kiếm lời theo thứ này có năm con đường, chợ, quán ăn, trang trại, lúa biển, thương nhân.”
“Đây là năm con đường chính mà chúng tôi thường dùng, ngoài nó ra hẳn là còn nhiều con đường phụ nữa.”
Lão già thành thực.
“Mời ông nói cụ thể.” Tài huynh lễ phép nói.
“Dạ vâng thưa ngài đệ tử.” Lão già kính cẩn đáp.
Rồi nói:
“Chợ là con đường thứ nhất, chúng tôi thống nhất sẽ có ba loại cá được bán ra ở chợ, ngoài ra thì không còn loại nào nữa, ba loài cá ấy theo thứ tự, ngon nhất, lớn nhất và chắc thịt nhất là cá vải hồng, cá râu bạc, cá mắt xanh.”
Cá Vải Hồng, thân mềm như vải, sờ vào như lụa, vẩy có màu hồng, xào nấu chiên luộc, thịt vô cùng ngon.
Cá râu bạc, thân dài ba mét, toàn thân trắng tinh, lại có hai râu, tách ra ăn được.
Mắt xanh nhỏ hơn, bằng cái cánh tay, được cái chắc thịt, vị cũng khá ngon.
“Cả Vải Hồng được lấy với giá đắt nhất trong ba loài, từng có một thời gian rất nhiều người chỉ ăn mỗi loại đấy, nhưng giờ thì hết rồi, họ lại bình thường lại vì dù có ngon như nào, ăn nhiều rồi cũng chán.”
“Cá Râu Bạc thì rất lớn, ăn mấy ngày cũng chẳng hết, nhưng thứ thịt của nó, thì kinh tởm, thế nhưng nó được bán với giá thấp, nên có nhiều người đến mua.” Dường như nhớ đến hồi ức gì đó lão già ấy thoáng cau mày.
Cả nhóm ấy nhìn thấy, điều này cũng lưu lại cho họ, ấn tượng xấu với loài cá râu bạc.
“Cá Mắt xanh ăn cũng được, lão già này tối qua cũng mới ăn, nửa vời chẳng ngon cũng chẳng dở nhưng được cái ăn hoài mà không chán.”
Lão già nói lan man, gây nên khó chịu cho một vài người, Tài huynh vẫn bình thản từ tốn, nghe lão nói liền hỏi:
“Thân là người bắt cá thì không thể đi bán cá được, vậy móc nối thứ ấy là với bên nào?”
Lão già nghe vậy nhìn Tài huynh, thoáng cười, nghiêm chỉnh lại, rồi nói:
“Bách Nghiệp làng là bên trung gian cho điều ấy, làng tôi sẽ bán cho làng họ, rồi những kẻ mà ngài nhìn thấy bán hàng ở chợ đây, là những kẻ sẵn sàng c·h·ế·t mà không dám nói một lời nào.”
“Tử sĩ?” Một người trong nhóm cất tiếng nghi hoặc hỏi.
“Không phải, chỉ là người làm nghề thôi, đấy là cách họ nói.” Lão già từ tốn đáp lời.
“Sao lại là ba loại đấy mà không phải những loại khác?” Một người khác cất tiếng hỏi.
“Dạ thưa ngài đệ tử.” Lão già lễ phép nói.
“Ba loại ấy là ba loại sinh trưởng nhanh nhất, nhiều nhất thường là bắt được ba loại ấy nên mới chọn để bán ra chợ ạ.”
“Ừm.” Tài huynh gật đầu thay rồi nói tiếp.
“Ông hãy bắt đầu sang con đường thứ hai đi.”
“Vâng thưa ngài đệ tử.” Lão già ấy lại đáp lời.
“Con đường thứ hai chúng tôi bán cho những nhà hàng quán ăn, theo đơn đặt riêng của họ.”
“Quán ăn, nhà hàng, người mua hay nhân viên cũng là người của Bách Nghiệp làng phải chứ.” Hiển huynh cất tiểng hỏi.
“Phải thưa ngài.” Lão già ấy gật đầu.
“Con đường thứ ba là bán cho những trang trại, thường là do Bách Nghiệp làng sở hữu, không phải thường nữa, mà ở đây là tất cả rồi.”
“Vùng biển mặn không trồng được cây cối, nên động vật ở đây muốn ăn chỉ có thịt, cá dưới biển thì sao có thể ăn mãi, nên Bách Nghiệp làng bọn họ đã nuôi những loài thú ăn thịt vỗ béo chúng để, …”
“Trong đấy có loài bò ba lưng là đặc biệt nhất đồng thời đã gắn liền với vùng biển này từ khi những người đầu tiên đến đây thành lập.”
“Ba lưng giống bò, nói thế nào?” Một người khác cũng nghi hoặc hỏi.
Dù mang tu vi cao siêu hơn người thường, nhưng ngồi nói chuyện với lão già này ở đây, vẫn chỉ là một đám trẻ, cao nhất chưa quá hai mươi.
“Dạ thưa ngài đệ tử, ba lưng thứ ấy chỉ đơn thuần là tên gọi, giống bò ấy thực sự phải gọi là bò ba màu trên lưng.”
“Nói thế nào về giống bò ấy?” Hiển huynh bị câu lên hứng thú mà hỏi.
“Da thưa ngài đệ tử, giống bò ấy thường có lông toàn thân trắng muốt, nhưng trên lưng lại có ba màu, giống như hũ rượu, càng để lâu năm càng ngon, giống bò ấy càng sống lâu năm thịt càng thêm lưu luyến lòng người."
"Nhưng lại chẳng giống với bò thường thứ chúng ăn chỉ có mỗi thịt, đồng thời chúng ăn rất nhiều, rất nhiều là đằng khác.”
“Như thế lâu chẳng phải là phí phạm vô cùng, thế bình thường chúng ta có ăn được cái gì của nó.” Một người đệ tử thoáng không vừa ý nói.
Chẳng rõ vì lý do gì.
“Có thưa ngài, thứ ấy, ngài cũng biết.” Lão già ấy từ tốn đáp lại.
Người đệ tử ấy cau mày khó hiểu, suy nghĩ, hiểu ra, khó chịu cau mày nói:
“Ngươi trêu chọc ta.”
Lời vừa dứt ra, khí đi như chớp, Hiển huynh cùng Tài huynh đồng thời ra tay, toàn lực mới cản lại được.
“Dược huynh bình tĩnh, đừng nóng vội, đừng nóng vội.”
Lão già kia khiếp vía, chẳng rõ là thật hay giả nhưng đang liên tục quỳ lạy tạ lỗi.
“Thưa ngài đệ tử, là lão già này sai nói không hết chữ, thưa ngài đệ tử là lão già này sai nói không biết chữ, …”
Lão già vừa quỳ vừa lấy tay vả bôm bốp vào mặt mình.
“Ngươi nói đi, hết chữ rõ ràng.” Dược huynh ngữ khí có chút khó chịu, không thèm để hai người Hiển huynh cùng Tài huynh vào trong mắt mà nói.
“Thưa ngài đệ tử lão già này thực không lừa ngài, thứ đấy ăn thực như rau, hoàn toàn ăn được, người xưa đã ăn nó rồi, ngày nay được người ta nghiên cứu cũng nói nó có chất dinh dưỡng như rau, giống rau, không một chất độc hại, chỉ có cái hình thù hơi không vừa mắt, còn mọi thứ không có vấn đề gì.”
Dược huynh nghe, nhìn vào mắt của lão già, rồi thôi.
“Được, đứng lên đi.”
“Tạ ngài đệ tử, nếu ngày có nghi ngờ về thứ đấy ngài có thể ra chợ để xem nó thực sự được bầy bán, lão già này không có chút nào lừa ngài.” Lão già vẫn quỳ tạ ơn nói.
Dược huynh thu lại khí thế, trầm như nước chậm trả lời:
“Ông không dám, vì mạng không còn.”
Lão già run người.
Mọi người yên ổn, Tài huynh mới cười để hòa hoãn không khí nói:
“Giống bò biến thịt thành rau sao, đúng là thế gian rộng.”
Lão già vẫn sợ hãi, chẳng biết thực hư, gật đầu lia lịa nói:
“Vâng, vâng ạ, tại vì hình thù nó kỳ dị quá nên chỉ thu hút được những khách hàng có thu nhập thấp, hoặc sở thích riêng mỗi người.”
Dịu lại đi cơ thể, lão già ấy cố bình tĩnh, từ tốn nói tiếp:
“Thưa chư vị đệ tử, con đường thứ tư là con đường lúa biển.”
“Vùng này vốn chẳng trồng chọt được thứ gì những từ khoảng mấy trăm năm trước, có người đã nghiên cứu ra được loại lúa mới, dùng phân bón là thịt cá được nghiền ra và nước biển để nuôi lớn, loài lúa này dùng thời gian thấp hơn để trưởng thành, cho ra sản lượng nhiều hơn so với loại lúa thông thường.”
“Thần kỳ vậy sao?” Tài huynh kinh ngạc nói.
“Vâng ạ, thưa ngài.” Lão già ấy cất tiếng nói.
“Thế họ mua bao nhiêu cá để làm phân bón cho giống lúa ấy?” Tài huynh cất tiếng hỏi.
“Thưa chư vị đệ tử, vấn đề này chỉ sợ không thể trả lời cho các ngài vì đến cả ta cũng chẳng rõ ràng là họ dùng bao nhiêu cá cho việc này nữa, nhưng lão già này có suy đoán rằng họ luôn mua hết số cá được bán ra nên chia đều cho mấy cái như thế thì con số ấy hẳn phải ở mức độ nào đó giới hạn khoảng mấy trăm cho đến tấn.”